Tổng số lượt xem trang

Loạn tin nhắn gạ tình, mời chào bán dâm

 Nhiều người dùng đã nhận được các tin nhắn rác với nội dung liên quan đến tình dục và mời chào bán dâm.

Khoảng một tuần trở lại đây, nhiều người dùng trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa phản ánh rằng họ lại tiếp tục bị "tấn công" bởi hàng loạt tin nhắn gạ tình, mời chào bán dâm. Thậm chí, không ít tin nhắn còn được gửi từ những đầu số có tên như "gai goi", "tim ban tinh" hay "tinh mot dem"...


Tin nhắn rác công khai mời chào bán dâm (Ảnh Đức Kiên)

"Không rõ vì sao những tin nhắn này lại được gửi đến số điện thoại của tôi. Chúng khiến tôi cảm thấy vô cùng phản cảm và ức chế", Chị Nhung, một cán bộ tại văn phòng tại thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa chia sẻ. Những tin nhắn rác dạng này thường đính kèm với một số điện thoại và mời chào người nhận kết bạn. Nếu làm theo, người dùng sẽ được thêm vào một số hội nhóm kín trên nền tảng Zalo, Telegram để trao đổi thông tin.

Trong khi đó, một số tin nhắn khác lại đính kèm các đường link để truy cập vào những trang web lậu. Tại đây, người dùng sẽ được yêu cầu tải xuống một ứng dụng của bên thứ ba để kết nối.

Theo nhận định từ một số chuyên gia bảo mật, những tin nhắn gạ tình, mời chào bán dâm như trên sẽ nhắm vào sự tò mò của người nhận.

Khi làm theo những yêu cầu của đối tượng lừa đảo, nạn nhân có thể sẽ bị đánh cắp thông tin, chiếm đoạt quyền điều khiển thiết bị hoặc thậm chí là tài khoản ngân hàng.

Trong cuộc họp của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vào tháng 7, đại diện Cục Tần số vô tuyến điện cho biết tình trạng tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo vẫn phổ biến do sự tồn tại của các trạm BTS giả.

Cụ thể, sóng từ những thiết bị này đã đè lên sóng của các nhà mạng. Trong khoảng cách 100m, các thuê bao di động sẽ bị kết nối với sóng của trạm BTS giả mạo thay vì kết nối với các nhà mạng.

Loạn tin nhắn gạ tình, mời chào bán dâm - 2

Cuối tháng 6, ba đối tượng dùng thiết bị giả lập trạm BTS để phát tán tin nhắn rác đã bị bắt giữ.

"Những trạm BTS giả có thể nhắn hàng nghìn tin nhắn một phút và lên tới 100.000 tin nhắn mỗi ngày. Nội dung của các tin nhắn có thể đi kèm với những trang web cờ bạc trực tuyến hoặc mạo danh ngân hàng để lừa đảo", ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, cho biết.

Theo Cục Tần số vô tuyến điện, từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị đã phát hiện, xác định và xử lý 24 vụ sử dụng thiết bị giả mạo để phát tán tin nhắn rác và lừa đảo. Trong đó, riêng năm 2023 đã phát hiện 15 vụ, 12 vụ do Cục Tần số vô tuyến điện trực tiếp ngăn chặn.

Đề nghị người dân không tò mò kick vào các đường link do các đối tượng nhắn tin, phát tán để tránh bị kẻ xấu lợi dụng lừa đảo.

Đức Kiên


Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son