Tổng số lượt xem trang

Cần loại ngay tư tưởng “đa nguyên đa đảng”

Sự ổn định chính trị như ở Việt Nam là niềm mong ước của nhiều nước trên thế giới hiện nay.
Trước thềm năm mới 2020 cũng như sắp tới dịp Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2020), các thế lực thù địch lại “được mùa chống phá” khi chúng tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch “dân chủ cho Việt Nam”, ra sức rêu rao tư tưởng “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”, hòng truyền bá, rêu rao “đa nguyên đa đảng”.
Đó là những luận điệu của những cái tên quen thuộc như Việt Tân, Hội Anh em dân chủ, RFS,… hay bất kỳ một cá nhân/tổ chức tương tự có tư tưởng đối nghịch với lý tưởng của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Bên ngoài, chúng dùng danh nghĩa đấu tranh cho người dân Việt Nam. Chúng luôn miệng biện minh rằng chúng muốn “xây dựng đất nước tốt hơn”. Theo luận điệu của một số nhà dân chủ “rởm” thì từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản, vì đó là then chốt của chế độ dân chủ”. Quan điểm này được khoác cái vỏ “vì dân chủ”, “vì dân, vì nước”, lợi dụng những khó khăn, phức tạp và cả khuyết điểm của chúng ta trong quá trình thực thi dân chủ để chống phá.
Đáng nói ở chỗ, cái gọi là “muốn Việt Nam phát triển” chỉ là vỏ bọc để che đậy mục đích cuối cùng của chúng là thúc đẩy thực hiện “xã hội dân sự”, mở đường hình thành “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, đi ngược lại với lợi ích nhân dân.
Tức là, bản chất bên trong của những luận điệu đó lại chỉ muốn hạ bệ uy tín của Đảng, Nhà nước nhằm gây rối tình hình an ninh trật tự tại Việt Nam, tiến tới loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ Nhà nước, thay đổi thể chế chính trị.
Với cái danh “chống Đảng, Nhà nước là vì nhân dân”, đám p.h.ả.n đ.ộ.n.g đã bất chấp phá hoại đi cơ hội hội nhập kinh tế, chính trị to lớn của đất nước, của nhân dân. Chúng bằng mọi cách vu khống, bôi xấu đi hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Nó chẳng khác nào những kẻ bán nước thời phong kiến, “cõng rắn cắn gà nhà” đáng bị đào thải khỏi xã hội.
Rõ ràng, những kẻ dân chủ “rởm”, những tổ chức lưu vong kia không và chưa bao giờ muốn Việt Nam ngẩng mặt với bạn bè quốc tế.
Việt Nam không có chuyện “đa nguyên đa đảng”
Đang có nhiều luận điệu kêu gọi “đa nguyên – đa đảng – tam quyền phân lập” trước thềm Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Bản chất của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong xã hội tư bản chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản bóc lột. Trên thực tế không có thứ dân chủ chung chung trừu tượng, trong thời đại ngày nay chỉ có thể là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cái gọi là đa đảng như trong xã hội phương Tây thực chất là sự chi phối của đảng tư sản, là biểu hiện sự tranh chấp giữa các nhóm chính trị khác nhau của chính giai cấp tư sản.
Theo đó, luận điểm “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ gây nên sự ngộ nhận mơ hồ, lẫn lộn về nhận thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân, gây mất niềm tự tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Cần loại ngay tư tưởng “đa nguyên đa đảng”
Nói thẳng ra, thực chất luận điểm đó là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội, xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái” nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác, phi xã hội chủ nghĩa.
Hẳn chúng đã quên rằng, lịch sử cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc đã xuất hiện và phủ định đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như một tất yếu tự nhiên. Ví như:
Năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền, thiết lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên trên hết nên trong những ngày đầu gìn giữ chính quyền và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đã tự tuyên bố giải tán và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng thành phần cho mọi tổ chức, chính đảng cùng tham gia lãnh đạo đất nước.
Đáng lưu ý ở chỗ, trong quá trình cách mạng, các tổ chức đảng phái hoặc p.h.ả.n đ.ộ.n.g, hoặc có đường lối không đúng đắn, không vì quyền lợi của quốc gia, dân tộc đã lần lượt bị chính nhân dân loại bỏ, chỉ còn lại duy nhất Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo có đường lối cách mạng đúng đắn, vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động, vì nền độc lập và sự phát triển của đất nước đã được nhân dân lựa chọn là chính đảng duy nhất đại diện cho quyền lợi của dân tộc.
Sau 1954, Đảng ta cũng chủ trương tổng tuyển cử tự do, thành lập chính phủ liên hiệp, thống nhất nước nhà, nhưng chính chính quyền Ngô Đình Diệm đã bác bỏ và phủ nhận thể chế đa nguyên đó.
Mặt khác, được sự tiếp sức của đế quốc Mỹ, các thế lực phong kiến và p.h.ả.n đ.ộ.n.g ở miền Nam cũng đã từng lập nên một thể chế đa nguyên với sự tham gia của nhiều đảng phái. Nhưng mục đích chính trị của các đảng phái đó lại chống lại nền độc lập dân tộc và quyền lợi của nhân dân lao động, nên nhân dân cả nước ta đã đứng lên lật đổ thể chế chính trị đó, thiết lập nên nền chính trị nhất nguyên và lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại diện duy nhất cho quyền lợi của nhân dân lao động và cả dân tộc.
Suy rộng ra, hiện nay, ở các nước tư bản thực hiện đa nguyên, đa đảng hiện nay, tình hình đảo chính, xung đột, tranh giành quyền lực giữa các phe phái chính trị đã và đang diễn ra khá thường xuyên, như: Ba Lan, Tiệp Khắc, Apghanistan, Pakistan, Thái Lan, Ucraina, Iraq, Somali… hay phong trào Mùa Xuân Ảrập quét qua các nước Trung Đông – Bắc Phi (Ai Cập, Libya, Syria, Yemen…).
Thực trạng đó làm cho các nước này lâm vào khủng hoảng, trì trệ, bạo lực trong xã hội gia tăng, nhân dân thất nghiệp, nghèo đói tràn lan… Cũng cần nhận thức rằng, sự điều chỉnh, thích nghi và có sự phát triển nhất định hiện nay ở các nước tư bản chỉ là hình thức, tạm thời.
Dĩ nhiên, không ai phủ nhận trong quá trình lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam không tránh khỏi những sai lầm, khuyết điểm. Chúng ta cũng không phủ nhận một thực tế rằng, trong xã hội vẫn còn những biểu hiện thiếu dân chủ, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…
Song, đó chỉ là những hiện tượng riêng lẻ, là những hạn chế cụ thể trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Không thể xem đó là bản chất của Đảng; cũng không thể coi đó là bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang gắn sức xây dựng; càng không thể xem đó như là cơ sở để tạo cớ đòi “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” ở Việt Nam.
Quan trọng hơn, Đảng ta đã dám nhìn thẳng vào sự thật để rồi nghiêm túc tự chỉnh đốn, tự đổi mới thông qua kiểm điểm, tự phê bình và phê bình. Chính Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” được triển khai đã thể hiện sự quyết tâm đó của Đảng, từng bước xây dựng Đảng ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ. Và việc kỷ luật, xét xử hàng loạt những cán bộ lãnh đạo từ cấp Trung ương đến địa phương… phần nào cho thấy quyết tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, tạo niềm tin mạnh mẽ cho quần chúng nhân dân.
Hãy nhớ, Việt Nam không có cái gọi là “đa nguyên chính trị đa đảng đối lập” vì đơn giản một điều: Việt Nam là đất nước có chế độ chính trị ổn định và nhất quán trong chiến lược phát triển kinh tế, phần lớn Việt kiều cũng đã có ý thức hướng về quê hương. Sự ổn định chính trị như ở Việt Nam là niềm mong ước của nhiều nước trên thế giới hiện nay.
ST:
Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son