Tổng số lượt xem trang

Người Việt bốn phương, "bông hoa hồng và dấu chân máu"


Trong những ngày qua, bầu không khí dư luận khắp nơi trên dải dất hình chữ S đang bị bao phủ bởi những cảm xúc xen lẫn của bàng hoàng, lo lắng, xót xa và tiếc thương vô hạn trước câu chuyện thương tâm của 39 con người có chung máu đỏ da vàng với họ đã bỏ mạng nơi xứ người người trên con đường tìm kiếm cuộc sống “trong mơ” nhưng bất thành thì ở đâu đó, cũng nơi đất khách quê người, những câu chuyện về lòng tốt bụng và tiếng thơm của người Việt vẫn không ngừng được viết tiếp. Nơi đó không đâu khác chính là mảnh đất Châu Phi khô cằn đầy khó khăn và cơ cực.
Câu chuyện về những vị khách da vàng xa xôi được người dân tại lục địa đen truyền tai nhau không phải sự hoài nghi về quốc gia có giá trị hộ chiếu bị tụt dốc không phanh 15 bậc chỉ trong vài ngày mà là sự cảm phục, quý mến dành cho những người bạn xa lạ, không chung màu da, quốc tịch đã không quản vất vả xắn tay, xắn quần cùng giúp đỡ cuộc sống người dân địa phương bớt cơ cực, bần hàn. Không đao to búa lớn, người Việt đặt chân đến Châu Phi chỉ với sự nhiệt thành, cần cù chăm chỉ nhưng thành quả đạt được thật kỳ diệu. Nhờ có đóng góp của người Việt, lần đầu tiên người nông dân Mozambique có thể trò chuyện được với người thân bằng điện thoại di động. Cũng ở miền đất châu Phi xa xôi ấy, giống lúa ngàn đời của người Việt đã trổ bông chín vàng. Trong khi thế giới cách đây không lâu vẫn hình dung Việt Nam là một đất nước của chiến tranh, của mất mát đau thương thì người dân Mozambique đã biết nhiều hơn đến đất nước Việt Nam qua cuộc cải cách đổi mới, đặc biệt là sự xuất hiện và đóng góp to lớn của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel với đời sống nông thôn tại đây
đem lại thay đổi lớn trong đời sống nông thôn Mozambique. Với mạng điện thoại di động Movitel (thương hiệu của Viettel), người nông dân Mozambique lần đầu tiên nói chuyện được với người thân bằng điện thoại di động. Nhiều người Mozambique có thể chưa biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới, nhưng họ đã biết rằng Movitel là một công ty đến từ Việt Nam và góp phần chắp cánh cho những ước muốn của họ bay xa. Người dân tại quốc gia này cũng biết được rằng Việt Nam và những con người tạo nên sự thay đổi diệu kỳ trên xứ sở quê hương họ đến từ một đất nước theo chế độ Cộng sản, xã hội chủ nghĩa chứ không phải đất nước tư bản nào khác.
Người ta thường chọn những nơi có nền kinh tế sôi động, lớn là New York, London, nhỏ là Singapore, Thái Lan để phát triển để đầu tư làm ăn, có thể thành công, cũng có thể thất bại nhưng kinh nghiệm học hỏi thu về luôn luôn quý giá hơn tại những nơi kinh tế còn yếu kém. Vậy tại sao doanh nghiệp Việt Nam lại bước đến mảnh đất Châu Phi có nhiều bất lợi để đầu tư. Câu trả lời thuyết phục nhất có lẽ là lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc. Với những thăng trầm, sóng gió bi ai của lịch sử dân tộc đã đi qua con người của Việt Nam ngày nay đã trở nên gai góc quật cường, chịu thương chịu khó và quan trọng hơn là biết đồng cảm. Họ động lòng trắc ẩn trước hình ảnh những đứa bé Châu Phi suy dinh dưỡng vì đói nghèo và bệnh tật, trước cảnh các gia đình lặn lội hàng cây số để kiếm nước sạch như đồng cảm với hình ảnh của chính đất nước mình, ông bà, cha mẹ mình trong những chương tối tăm nhất của lịch sử,của nạn đói năm 1975, của kiếp nô lệ. Và sự có mặt của họ tại nơi khô cằn này ngày hôm nay để chia sẻ và giúp đỡ với tư cách của những người bạn, chứ không phải như cách mà Pháp hay Mỹ đã từng giày xéo, bóc lột đất nước họ với danh nghĩa mỉa mai “người khai sáng văn minh”
Trở lại câu chuyện, Mozambique là quốc gia đầu tiên tại châu Phi mà Viettel quyết định đầu tư. Vừa hiểu được hoàn cảnh và đồng cảm với nước bạn, Viettel cũng nhận ra những tiềm năng của mảnh đất và con người nơi đây. Trên phương diện nào đó, Viettel đã chỉ ra cách tiếp cận hiệu quả với châu Phi cho doanh nghiệp nước ta. Khi Movitel đã có vị thế, chúng tôi khuyến khích Viettel tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước, trước mắt là doanh nghiệp phụ trợ sang kinh doanh tại Mozambique. Mặt khác, Movitel sẵn sàng hỗ trợ, là chỗ dựa ban đầu cho các doanh nghiệp ngoài ngành viễn thông sang tìm kiếm cơ hội làm ăn tại địa bàn, trong các lĩnh vực như thu mua nông sản, khai thác và chế biến gỗ, thương mại hàng gia dụng, kinh doanh nhà hàng… Nhờ đó, từ thực tế chỉ duy nhất Viettel có mặt tại Mozambique vào năm 2012, đến nay, đã có trên 15 công ty của Việt Nam đăng ký hoạt động theo luật sở tại.
 Trong tương lai gần, Mozambique có thể là một trong những nước phát triển nhanh tại Nam châu Phi, xuất phát từ viễn cảnh khai thác trữ lượng khí đốt khổng lồ ngoài khơi, tạo ra nguồn lực tài chính lớn cho sự cất cánh về kinh tế của quốc gia này.
Mặt khác, với diện tích gần gấp đôi nước ta, nhưng dân số chưa đến 26 triệu người, Mozambique còn rất nhiều diện tích đất nông nghiệp màu mỡ chưa được khai thác. Trong bối cảnh đó, theo chúng tôi, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội hợp tác và trao đổi đầu tư và thương mại với Mozambique, một thị trường “vừa tầm với”, đang trong quá trình chuyển đổi, rất thiếu thốn hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt là thiếu vốn đầu tư.
Cơ hội có thể thấy trong lĩnh vực nông nghiệp và hàng nông sản. Mozambique hiện chưa tự túc được lương thực, hàng năm vẫn phải nhập khẩu khoảng 300-400 nghìn tấn lương thực. Nếu tình hình tỷ giá hối đoái được bình ổn, đây có thể là một thị trường tốt cho gạo và một số nông sản của Việt Nam. Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam liên tục có các dự án phát triển cây lúa và cây lương thực tại nước bạn, điển hình là Dự án nghiên cứu cây lương thực, trị giá 2,2 triệu USD được Mozambique đánh giá cao.
Thành công của dự án đã góp phần tạo uy tín cho gạo Việt Nam. Người tiêu dùng Mozambique bước đầu biết đến và thích gạo nước ta. Người nông dân tại khu vực trồng lúa cũng được làm quen và huấn luyện kỹ thuật trồng lúa nước của Việt Nam. Đây là xuất phát điểm và là cơ sở quan trọng cho các doanh nghiệp Việt phát triển kinh doanh trồng lúa thương phẩm tại Mozambique. Chính phủ Mozambique tạo điều kiện ưu đãi về đất đai, tổ chức sản xuất và cơ chế ưu tiên vì nông nghiệp và an ninh lương thực là một trọng tâm lớn.
Sau cây lúa, cây điều có thể sẽ là một trọng tâm trong việc thúc đẩy hợp tác nông nghiệp song phương. Mozambique, dưới thời kỳ thực dân Bồ Đào Nha, là quốc gia trồng, sản xuất và xuất khẩu điều nhân lớn nhất châu Phi. So với các nước Tây Phi, sản lượng điều của Mozambique hiện còn rất khiêm tốn (khoảng 100 - 120 nghìn tấn/năm), nhưng diện tích trồng điều còn rất lớn, giống cây tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu, nhưng nay đa phần đã già cỗi, năng suất thấp do thiếu sự chăm bón và trị bệnh. Chính phủ Mozambique đang có chính sách kêu gọi đầu tư vào trồng mới cây điều và nhất là công nghiệp chế biến điều nhân nhằm vực lại ngành điều, góp phần tăng thêm thu nhập từ hoạt động xuất khẩu.
Từ câu chuyện ở trên mà lại thấm thía cho 39 mạng người xấu số nơi đất khách quê người. Nếu ở Châu Phi, người Việt Nam được quý trọng và nể phục bao nhiêu, thì tại “xứ sở sương mù” xa hoa lộng lẫy, số phận những người Việt Nam vượt biên trái phép lại trở nên rẻ rúng và bị khinh thường đến thương lòng. Vụ việc 39 người chỉ là 01 vụ lớn trong rất nhiều vụ người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp bị xâm hại và ngược đãi mỗi năm. Từ một chia sẻ rất thật của 01 nhân vật từng trải trên Facebook, ở đây những người như vậy bị gắn mác với cái tên đầy khinh bỉ “người rơm”. Rơm ở đây là rơm rạ, là cỏ rác. Số phận những người Việt không giấy tờ, không biết ngôn ngữ bị coi như cỏ rác vậy. “Người rơm” là một từ cay đắng! Nó chất chứa cả máu - nước mắt và vô vàn những gian khó, tủi nhục không dễ nói thành lời, mà cộng đồng người Việt Nam ở Anh dùng để nhắc tới những người nhập cư bất hợp pháp. Vì sao lại là “rơm”? Vì một khi bước vào con đường này, bạn hãy chấp nhận sinh mệnh của mình sẽ chỉ còn như rơm - như rạ, những thứ vô giá trị. Những cuốn hộ chiếu Việt Nam bị vứt bỏ hoặc đốt đi ngay khi “đường dây” đưa họ tới một nước Châu Âu nào đó qua con đường du lịch; nhằm chối bỏ quốc tịch, chính thức bước vào giai đoạn “sống không ai biết - chết không ai hay”. Thử hỏi có đáng không khi bất chấp để đánh đổi như vậy. Ước mơ và hoài bão làm giàu thì hẳn ai cũng ấp ủ trong mình nhưng đâu có thành công nào không phải đánh đổi. Đất nước còn khó khăn nhưng đâu đến nỗi khốn khó mà phải liều mình để ra đi. Khi vứt bỏ tấm hộ chiếu khác gì họ đã vứt bỏ quê hương, nguồn gốc và dân tộc mình để đánh đổi lấy cuộc đời “thần tiên” mà được nghe qua lời kể đầy ma mị của những tay buôn người. Người Việt thường biện minh bằng việc ví von cuộc đời như một canh bạc, được ăn cả ngã về không. Nhưng với những người nơi đất khách quê người, họ đâu có quyền để quyết định cuộc đời mình. Dư luận các nước tư bản thường đề cao vấn đề nhân quyền, dân quyền, nhưng họ đâu thể ban phát dân quyền, nhân quyền cho những người đã tự mình tước bỏ quốc tịch, phủ nhận con người mình. Những khi vụ việc xảy ra như vụ việc 39 người mới đây, ai sẽ là người chịu thiệt thòi và đau đớn. Sẽ là nạn nhân, gia đình và những người đồng bào đang thương cảm cho họ ở quê nhà. Viễn cảnh tươi đẹp thì chưa thấy đâu nhưng giá thì đã phải trả. Vì vậy, hãy quyết định khôn ngoan trước khi hành động. Đừng biến mình thành con mồi và nạn nhân cho những kẻ làm ăn phi pháp. Ở Việt Nam, người nước ngoài từ các nước phát triển sang Việt Nam làm ăn sinh sống ngày một đông hơn. Vậy sao mình là người Việt lại phải liều mình để mông lung, thiệt thòi như vậy.

 Nguồn: Sỹ Mạnh
Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son