Tổng số lượt xem trang

Sự thật về “Save Tam Đảo” sự hậu thuẫn của tổ chức phản động

Gần đây có không ít thông tin đã bị kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc, bóp méo, kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Xuất hiện một số nhóm người và các trang mạng xã hội có chữ Save gắn với địa danh cụ thể như Save Sơn Đoòng, Save Sơn Trà, Save Tam Đảo núp bóng hoạt động môi trường để kích động, lôi kéo người dân phản đối các dự án kinh tế lớn, kêu gọi tuần hành, biểu tình,…Vậy sự thật về những “bàn tay đen” núp bóng bảo vệ môi trường là như thế nào?
“Save Tam Đảo” và tổ chức phản động Green Trees
Save-Tam-Dao-Hay-su-chong-pha-xuyen-tac
Tháng 10 năm 2018, trang Fanpage Save Tam Đảo ra đời với thông điệp rằng, một nhóm bạn trẻ đi du lịch vào vườn quốc gia Tam Đảo và phát hiện một dự án du lịch sinh thái lớn sắp triển khai, họ lo ngại sẽ tạo ra những nguy cơ lớn cho môi trường. Họ lập ra trang đó để đấu tranh, phản đối dự án một cách mơ hồ, dù chưa biết dự án này sẽ được triển khai ra sao.
Suốt hai tháng, lời kêu gọi của Fanpage Save Tam Đảo không gây được sự chú ý của cộng đồng. Phải đến ngày 16-1-2019, trang Save Tam Đảo mới đăng bài đầu tiên mang tiêu đề tiếng kêu cứu của vườn quốc gia Tam Đảo.
Chỉ một ngày sau, một trong những người đầu tiên có chút tên tuổi can dự, viết bài quảng bá để cộng đồng biết về trang Save Tam Đảo chính là TS Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES). Thông tin từ mạng xã hội cho biết ông Giang là người thường xuyên được trang báo phản động Luật khoa tạp chí của Voice do đối tượng phản động lưu vong Trịnh Hữu Long ở Đài Loan làm Tổng Biên tập; Phạm Đoan Trang giữ vai trò chủ chốt.
Ông Giang cũng là người từng làm diễn giả trong một hội thảo phản đối Luật An ninh Mạng vào tháng 6-2018. Gần đây, ông Giang cũng là một trong những người được Báo Phụ nữ TPHCM phỏng vấn nói về dự án Tam Đảo II.
Còn tổ chức phản động “Green Trees” được giới thiệu như là một nhóm hoạt động vì môi trường, hoạt động không vì lợi nhuận. Các thành viên của nhóm này như Phạm Đoan Trang, Cao Vĩnh Thịnh,… xuất hiện liên tục trong các cuộc tụ tập, biểu tình nhằm nhiều mục đích khác nhau. Vậy nhóm “cây xanh” này có phải chỉ là một nhóm với mục đích trong sáng là bảo vệ môi trường hay còn có mục đích nào khác?
Trong phần giới thiệu của mình, “Green Trees” tuyên bố mình là một tổ chức xã hội dân sự, chuyên hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nhóm này còn có nhiều danh nghĩa khác như: “một nhóm sinh viên thiện nguyện”, “một nhóm trí thức trẻ”, “các nghệ sĩ đường phố”… để lôi kéo đám đông. Tuy nhiên, hoạt động thực tế lại khẳng định: “họ nói dối”.
Về mặt động cơ, Phạm Đoan Trang, người sáng lập và cũng là người đứng đầu nhóm này chưa bao giờ giấu diếm ý định lật đổ chế độ. Trang công khai bài bác đường lối đối thoại xã hội, phản biện ôn hòa, tôn trọng pháp luật. Trang và nhóm “Green Trees” thường xuyên tổ chức các buổi biểu tình để gây ra bạo loạn nhằm lật đổ Nhà nước Việt Nam.
Về mặt nhân sự, điểm chung của các thành viên nhóm “Green Trees” là có quan điểm chống chế độ và từng có các hoạt động chống chế độ. Mang danh là nhóm chuyên bảo vệ môi trường nhưng các thành viên trong nhóm này không xuất phát từ các phong trào bảo vệ môi trường, không học các ngành học liên quan đến môi trường.
Thành viên của nhóm này đều là những người chuyên đi biểu tình chuyên nghiệp. Bản thân Phạm Đoan Trang từ những trước năm 2010 đã tham gia các cuộc biểu tình, viết những bài đả kích chính quyền trên mạng xã hội. Lý do bảo vệ môi trường cũng chỉ để phục vụ mục đích chống phá chính quyền mà thôi.
Về mặt hành vi, thực tế những năm gần đây cho thấy, các cuộc biểu tình không bao giờ là ôn hòa. Sự kiện biểu tình chống Formosa ở miền Trung mà nhóm này đóng góp tích cực đã cho thấy không có biểu tình ôn hòa, các đoàn biểu tình đã tổ chức chặn xe trên QL1A, chặn cầu, bến phà, biến các khu Công giáo bất mãn ở Nghệ An và Hà Tĩnh thành các “khu tự trị” nội bất xuất, ngoại bất nhập. Hay sự kiện biểu tình chống Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở Bình Thuận cũng đã cho thấy tính chất manh động, khủng bố, côn đồ của cái gọi là “biểu tình ôn hòa” khi tấn công các cơ quan, trụ sở của Nhà nước.
Không khó nhận ra “Save Tam Đảo” chính là sản phẩm của Green Trees
Mười bốn ngày sau khi ông Giang, người có quan hệ thân cận với một số nhân vật dân chủ thuộc Voice và Green Trees đăng bài viết đầu tiên, trang mạng của Green Trees mới có bài chính thức “Đánh đổi rừng nguyên sinh Tam Đảo II vì lợi ích kinh tế – Từ góc nhìn báo chí trong và ngoài nước.
Bài viết này chủ yếu nhằm quảng bá cho nhóm, trang Save Tam Đảo với thông tin: Một nhóm những nhà môi trường học đã lập nên một nhóm Facebook mới mang tên #SaveTamDao.
maxresdefault (1)
Nguồn: An ninh TV
Nghe giới thiệu thật hấp dẫn: trang của những nhà…môi trường học. Thật lạ lùng, suốt từ đó đến nay, các nhà môi trường này đều ẩn danh. Chỉ thấy những nhân vật xuất hiện thì đều liên quan đến tổ chức Green Trees và Voice. Cụ thể:
Ngày 11-3-2019, trang Save Tam Đảo lần đầu đăng tải đơn kêu gọi chữ ký tập thể phản đối dự án. Tuy nhiên, phần dưới chữ ký của các cá nhân/hội/nhóm lại bộc lộ rõ can dự của Green trees khi ghi gõ thành phần tham gia gồm: Save Tam Đảo, Green Trees, Hate Change.
Ngày 27-3-2019, Cao Vĩnh Thịnh – một cốt cán của Green Trees bị cơ quan An ninh Bộ Công an tạm giữ hơn 10 giờ để làm rõ nhiều sự việc, trong đó có sự việc liên quan đến nhóm Save Tam Đảo. Trả lời đài BBC ngày 2/4 sau đó, Thịnh công khai thừa nhận Green Trees can dự vào hoạt động này và nói: “Dù có bị trấn áp thế nào thì tôi và các thành viên khác của nhóm Green Trees vẫn kiên định đòi Bộ Tài nguyên-Môi trường công khai bản báo cáo tác động môi trường trước khi cho các dự án như ở Tam Đảo được triển khai…,”.
Ngày 10-4-2019, mạng xã hội sau đó nhiều trang báo cả lề trái và lề phải loan tin: Nhóm bạn trẻ yêu môi trường đi phượt lên Tam Đảo do chàng trai trẻ Tạ Mạnh Hưng dẫn đầu đã bị một toán cướp chặn lại, đe dọa, tra tấn suốt 4 tiếng và lấy đi nhiều điện thoại…Trả lời BBC Tiếng Việt sau đó, Hưng cho biết chỉ là người yêu môi trường đi phượt, không liên quan gì đến trang Save Tam Đảo. Song chính trong bài viết mùi mẫn trên trang cá nhân, Hưng tiết lộ nhóm 4 người đi theo chương trình Thử thách tháng Tư do trang Save Tam Đảo phát động. Còn cá nhân Hưng chính là một đối tượng do Voice đào tạo, nhiều năm qua đã tham gia rất nhiều hoạt động của Voice và Green Trees.
Ngày 10-4-2019, Facebook của Thịnh Nguyễn – một thành viên cốt cán của Green Trees phát tán bài viết của Tạ Mạnh Hưng trong mục Góc cảnh báo để châm ngòi cho nhiều trang mạng và báo chí thổi phồng sự việc bị cướp có vẻ “điêu điêu” của Tạ Mạnh Hưng. Thịnh Nguyễn từng tham gia biểu tình phản đối việc chặt hạ cây xanh tại Hà Nội hồi năm 2015. Thịnh Nguyễn thật ra chính là một đối tượng cũng từng tham gia nhiều hoạt động của các tổ chức phản động Green Trees và Voice, gần đây nổi lên trong vai trò một nhà sản xuất các loại phim tài liệu bênh vực dân oan, phản ánh về các đối tượng dân chủ, bóp méo tình hình Việt Nam. Thịnh đã được BBC Việt ngữ có nhiều bài ca ngợi.
Ngày 3/5/2019, Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn, một trong những admin cốt cán của Green Trees đăng tải bài viết trên trang cá nhân công bố: Tôi ký đơn, yêu cầu Bộ TNMT công khai DTM của dự án phá hoại lõi rừng Tam Đảo…
Ngày 30-5-2019, Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn, một trong những admin cốt cán của Green Trees cầm đầu nhóm 6 người hầu hết của nhóm Green Trees (có sự tham gia của hoa hậu cây xanh Cao Vĩnh Thịnh và nhà làm phim dân oan Thịnh Nguyễn) kéo
nhau đến Phòng Tiếp Dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường để gửi lá đơn do nhóm Save soạn sẵn (với sự can dự sâu này, cơ quan chức năng có đủ chứng cứ cho rằng nhóm Nguyễn Anh Tuấn, Thịnh Nguyễn, Cao Vĩnh Thịnh…chính là những kẻ vừa đá bóng, vừa thổi còi trong câu chuyện Save Tam Đảo).
Đến đây, chúng ta đã có đủ cơ sở khẳng định: Save Tam Đảo chính là đứa con của Green Trees, là sự tiếp tục của chiêu bài lợi dụng vấn đề môi trường để xuyên tạc, chống phá, phá hoại.
Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son