Tổng số lượt xem trang

Sự thật về dân chủ và nhân quyền qua phong trào “99 chống lại 1”

 Hoa Kỳ luôn cho thế giới biết cái gọi là dân chủ và nhân quyền kiểu của nước mình, đồng thời nhận định các quốc gia khác là “độc tài”, “thiếu dân chủ”, “không có nhân quyền”. Việt Nam cũng luôn nằm trong tầm ngắm của xứ cờ hoa.

Các khẩu hiệu trong “Phong trào 99 chống lại 1”.

Đầu năm 2022, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) đã đưa ra cái gọi là “Báo cáo thường niên năm 2022 về tình hình quyền con người tại các nước và lãnh thổ trên thế giới trong năm qua” tiếp tục vu cáo Việt Nam gia tăng hạn chế các quyền dân sự và chính trị cơ bản của người dân trong năm 2021. Ngày 25/4, Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố báo cáo và đề nghị Chính phủ Mỹ xếp Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC), đồng thời khuyến nghị Hoa Kỳ cần áp đặt một thỏa thuận mang tính ràng buộc mới với Việt Nam để yêu cầu cải thiện hơn nữa về tự do tôn giáo. Và vẫn với phong cách “xuyên tạc”, “bôi nhọ” quen thuộc của mình, dù phía Hoa Kỳ không đưa ra bất cứ bằng chứng nào và dựa trên thông tin xác thực nào, nhưng báo cáo tình hình tự do tôn giáo Việt Nam được USCIRF đã cáo buộc trắng trợn rằng Việt Nam “đã có sự đối xử phân biệt giữa các cộng đồng tôn giáo”,…

Luận điệu công kích chính quyền của Nguyễn Văn Đài.

Cùng với đó, các đối tượng chống phá trong và ngoài nước Việt Nam vẫn không ngừng sử dụng các cụm từ như “độc tài”, “độc tài cộng sản” để nói tới chế độ chính trị tại Việt Nam, đồng thời đòi hỏi “xóa bỏ độc tài cộng sản”. Tuy nhiên, không nói thì ai cũng hiểu, đứng sau giật dây cho các đối tượng là thế lực nào.

Hoa Kỳ và các nước đồng minh vốn tự cho mình là “dân chủ”, tôn trọng nhân quyền có lẽ nên nhìn lại những bài học lịch sử diễn ra ngay trong lòng “dân chủ” của mình trước khi can thiệp vào công việc của nước khác một cách quá lố như vậy.

Chính quyền và cơ chế hiện nay của Hoa Kỳ, và của thế giới tư bản nói chung là “của 1%, do 1 % và vì 1 %”

“Phong trào 99 chống lại 1” vẫn tồn tại ngay trong lòng nước Mỹ. Khi chính những bất công, thiếu dân chủ vẫn còn đó thì sẽ luôn còn những phong trào mới diễn ra, vạch trần dân chủ nhân quyền giả dối của Hoa Kỳ – một quốc gia mà: “Hệ thống quyền lực đó vẫn thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội”. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” hay còn gọi là phong trào “Chiếm lấy phố Wall- OWS” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Phong trào OWS bộc lộ bản chất bóc lột, bất công, bất bình đẳng,… không thay đổi của xã hội tư bản và chính xã hội Hoa Kỳ.

Phong trào “99 chống lại 1”.

Có thể thấy rõ điều đó qua các khẩu hiệu của phong trào OWS: “Hãy chấm dứt bóc lột tầng lớp thường dân để trả cho kẻ giàu!”; “Ngân hàng được cứu giúp, chúng tôi bị bán rẻ!”. Các khẩu hiệu mà chúng ta thường bắt gặp trong phong trào này đó là: “Chúng tôi là 99%” – họ coi mình là đại diện của 99% dân số Mỹ bị thiệt thòi phải đứng lên chống lại 1% là những kẻ giàu có, tham lam đang ngự trị trên phố Walls, khiến cho bất bình đẳng và bất công xã hội Mỹ ngày càng tăng cao. Những người tổ chức phong trào còn ra tờ báo “Chiếm phố Walls”. Trong đó, tố cáo “sự lộng hành của giai cấp thống trị”, “sự xa hoa của giới tài phiệt trong khi quần chúng đang bần hàn”, “sự ăn cướp không phải bằng súng đạn mà bằng các công cụ tài chính”. Trên trang web OccupyWallSt.org tuyên bố: “Điều duy nhất tương đồng của tất cả chúng ta là chúng Ta là 99% không còn chịu đựng nổi lòng tham và sự thối nát của 1% còn lại”.

Xin trích từ chính phỏng vấn của đài BBC: Một thanh niên thuộc tổ chức “We are change” khi đó đã nói: “Chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ đã lấy đi hết của cải của xã hội, tàn phá môi trường sống, bóc lột người lao động, trong khi phần đông dân chúng còn lại phải gánh chịu hậu quả do nhóm 1% này gây ra”. Cũng theo hãng BBC, ngày 19/10/2011, giáo sư nổi tiếng Jefferey Sachs của trường Đại học Columbia ở New York nói rằng: “Chính quyền và cơ chế hiện nay của Hoa Kỳ và có thể là của thế giới tư bản nói chung là của 1%, do 1 % và vì 1 %,…”. Vậy là, trong khi có những người Việt Nam hoặc dùng danh nghĩa người Việt Nam, không ngớt lời ca ngợi hệ thống chính trị “tam quyền phân lập” ở Hoa Kỳ là độc lập, dân chủ, công bằng,… thì chính những người Mỹ lại thấy rõ và vạch trần thẳng thừng bản chất của xã hội Hoa Kỳ.

Làm sao có được “dân chủ, nhân quyền”, hay “bình đẳng, bác ái” thực sự khi mà người ta có thể dùng tiền “mua các chính trị gia”, khi mà hệ thống “tam quyền phân lập” đều bị chi phối bởi giới tài phiệt? Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự kiện Bạo loạn ngày 06/01/2021 với “cảnh tượng chưa từng có” đã diễn ra trong tòa nhà Quốc hội Mỹ.. Các nghị sĩ Mỹ phải dùng từ “đảo chính” để mô tả về sự kiện này. Vụ việc tấn công vào Điện Capitol, một biểu tượng của chính quyền Mỹ đã chứng tỏ rằng: Một khi có thể dùng tiền để mua quyền lực, thì cũng dễ dàng dùng tiền để lật đổ một chế độ.

Phong trào “black lives matter”.

Làm sao có được “dân chủ, nhân quyền” thực sự khi mà những bất công, bất bình đẳng ở nước Mỹ lại cao như vậy? Không chỉ là sự phân biệt giai cấp, giàu nghèo, mà còn là sự bất công về chủng tộc. Làm gì có một xã hội nhân quyền và bình đẳng khi mạng sống của người da trắng lại được coi trọng hơn sinh mệnh của người da màu?

Chúng ta nhắc lại sự kiện ngày 25/5/2020, ông George Floyd, 46 tuổi, bị đè chết dưới đầu gối của một cảnh sát da trắng đã tiếp nối một danh sách dài những người Mỹ gốc Phi bị thiệt mạng do cảnh sát lạm dụng bạo lực khi trấn áp. Cái chết của ông làm bùng lên Phong trào “black lives matter” để đòi hỏi xóa bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc diễn ra đã hàng trăm năm nay tại Mỹ. Từ Mỹ, làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc nhanh chóng lan rộng tại châu Âu với những cuộc xuống đường quy mô lớn, nhiều cuộc thu hút hơn 10.000 người tham gia. Ấy vậy mà ở Việt Nam – một đất nước bị Mỹ cho rằng “thiếu bình đẳng” lại không hề thấy tình cảnh phân biệt màu da.

Các phong trào 99 chống lại 1, Black lives matter hay cuộc bạo loạn 06/01/2021 tại Tòa nhà quốc hội Mỹ đã bộc lộ những vấn đề thuộc bản chất không thể thay đổi, không thể khắc phục được. Từ đó, chúng ta có thể thấy rõ hơn bản chất của “dân chủ, nhân quyền” kiểu Mỹ là gì khi mà đất nước này luôn cứ cố tình áp đặt cho các quốc gia khác như Việt Nam.

Phù Vân

Theo Canhco.net

Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son