Tổng số lượt xem trang

Xin cấp đổi thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam tại cơ quan nào? Thời điểm đề nghị cấp đổi?

 Thẻ thường trú cấp cho người nước ngoài tại Việt Nam có giá trị thay thế cho thị thực đúng không? Xin cấp đổi thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam tại cơ quan nào? Thời điểm đề nghị cấp đổi?

Thẻ thường trú cấp cho người nước ngoài tại Việt Nam có giá trị thay thế cho thị thực đúng không?

Tại Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về các trường hợp được miễn thị thực như sau:

Các trường hợp được miễn thị thực
1. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.
3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.Bổ sung
4. Theo quy định tại Điều 13 của Luật này.
5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

Theo quy định này thì người nước ngoài có thẻ thường trú thì thuộc trường hợp được miễn thị thực. Hay nói cách khác, thẻ thường trú cấp cho người nước ngoài tại Việt Nam có giá trị thay thế cho thị thực.

Xin cấp đổi thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam tại cơ quan nào? Thời điểm đề nghị cấp đổi?

Xin cấp đổi thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam tại cơ quan nào? Thời điểm đề nghị cấp đổi? (hình từ internet)

Xin cấp đổi thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam tại cơ quan nào? Thời điểm đề nghị cấp đổi?

Tại Điều 43 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú như sau:

Cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú
1. Thẻ thường trú do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Định kỳ 10 năm một lần, người nước ngoài thường trú phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp đổi thẻ thường trú;
b) Thẻ thường trú;
c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người không quốc tịch.
2. Trường hợp thẻ thường trú bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong thẻ, người nước ngoài thường trú phải làm thủ tục cấp lại thẻ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp lại thẻ thường trú;
b) Thẻ thường trú, trường hợp thẻ thường trú bị mất phải có đơn báo mất;
c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người không quốc tịch;
d) Giấy tờ chứng minh nội dung thay đổi ghi trong thẻ thường trú.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài thường trú cấp lại thẻ.

Theo quy định này, người nước ngoài có nhu cầu cấp đổi thẻ thường trú thì nộp hồ sơ đề nghị đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ.

Cũng theo quy định này thì yêu cầu xin cấp đổi thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam cần thực hiện định kỳ 10 năm một lần.

Người có thẻ thường trú có được bảo lãnh người thân vào Việt Nam không? Nếu có thì được bảo lãnh cho đối tượng nào?

Tại Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về quyền của người nước ngoài như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài
1. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;
c) Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;
d) Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật;
đ) Thuyền viên trên các tàu, thuyền nhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực;
e) Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ được lao động nếu có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; được học tập nếu có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;
g) Người đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được kết hợp lao động nếu có văn bản cho phép của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;
h) Người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài được nhập cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân;
...

Như vậy, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam thì được bảo lãnh người thân vào Việt Nam trong trường hợp đến Việt Nam mới mục đích thăm họ.

Cũng theo quy định này thì người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm.

Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son