Tổng số lượt xem trang

“Nhà nước không làm được thì để tư nhân làm ?”

Đây là câu nói thường thấy khi dân tình phản đối nhà nước độc quyền trong ngành xăng dầu, bất chấp thực trạng có khoảng 30 công ty xuất nhập khẩu, trên 200 công ty phân phối và khoảng 14,000 đại lý bán lẻ trên toàn quốc. Trong đó có cả các tập đoàn tư bản như Idemitsu (Nhật), PetroChina (Tàu), Shell (Hà Lan), ExxonMobil (Mỹ),.v.v.. đang hoạt động kinh doanh phân phối xăng dầu nhiều mức độ tại Việt Nam.
Phe phản đối có thể chĩa mũi dùi vào việc độc quyền khai thác dầu thô chăng? Đúng là PetroVietnam (PVN) là đơn vị độc quyền hoạt động thăm dò và khai thác. Tuy nhiên, PVN thường đóng vai trò liên doanh khai thác dầu khí với các công ty nước ngoài. Hiện tại, có khoảng 30 công ty năng lượng, bao gồm các đơn vị từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nga và Nhật Bản, đang vận hành ngoài khơi Việt Nam.
Tất nhiên, nhà nước không thể hoàn toàn buông tay trong việc kiểm soát thị trường năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng được. Nguyên nhân thì đã được nói mòn lỗ tai là do an ninh năng lượng. Để thằng khác kiểm soát nguồn năng lượng thì, a lê hấp, một buổi sáng đẹp trời cả nước cuốc bộ là có thật khi nguồn xăng dầu bị cắt đứt. Và như Mario Pulzo từng ghi “Đằng sau mọi gia sản kết xù là một tội ác”, thì “Đằng sau mọi nguồn đầu tư đều là âm mưu”. Để có hàng tỷ đô để đầu tư vào các dự án xăng dầu thì phải cỡ “phú khả địch quốc”, mà tầm đấy cái nó cần nằm ngoài chữ tiền rất nhiều.
Tuy nhiên, bài này mục đích không phải là để nhắc lại cái điều cơ bản dành cho sinh viên năm 1 kinh tế này. Mục đích chính là xem xem tình hình nhà nước kiểm soát (1 phần hay toàn bộ) ngành xăng dầu nội địa có phải là điều phổ biến hay không?
“Nhà nước không làm được thì để tư nhân làm ?”
Theo “The National Oil Company Database” của National Resource Governance Institute (tháng 4/2019), có 71 công ty dầu quốc gia (NOC) trên 61 quốc gia/195 quốc gia được LHQ công nhận. Tức gần 1/3 số quốc gia có công ty dầu do nhà nước kiểm soát. Cũng theo báo cáo trên, NOC khai thác 55% lượng dầu khí thế giới và kiểm soát 90% dự trữ dầu khí toàn cầu. Trong năm 2017, các NOC đạt tổng doanh thu 1.9 nghìn tỷ USD và có tổng tài sản là 3.1 nghìn tỷ USD.
Một điều thú vị là, trong Đông Nam Á thì có 3 nước không NOC là Lào, Campuchia và… Singapore. Hai anh đầu tiên thì bỏ qua đi, nhưng Singapore là trung tâm xăng dầu lớn trong khu vực tại sao lại không có NOC? Tại vì nó dân chủ chăng?
Ai từng ở Sing cười hộ phát. Nguyên nhân là vì Singapore Oil Company bị PetroChina “nuốt” từ 2009 rồi. Đây là điểm rất đáng lưu ý cho những ai đòi tự do toàn bộ thị trường xăng dầu cho tư bản vào đầu tư.
Điều này chẳng có gì lạ nếu nhìn vào bảng “tổng sắp huy chương” các công ty xăng dầu năm 2017:
  1. Shell (Hà Lan)
  2. Sinopec (Tàu)
  3. PetroChina (Tàu)
  4. Chevron (Mỹ)
  5. ExxonMobil (Mỹ)
  6. BP (Anh)
  7. Total (Pháp)
  8. Eni (Ý)
  9. Petronas (Malay)
  10. Pemex (Mexico)
Năm 2017 có vẻ hơi xa quá nhỉ? Vậy ta lấy luôn năm 2019 cho nó gần.
  1. Sinopec (Tàu)
  2. Shell (Hà Lan)
  3. Saudi Aramco (Saudi Arabia)
  4. PetroChina (Tàu)
  5. BP (Anh)
  6. ExxonMobil (Mỹ)
  7. Total (Pháp)
  8. Chevron (Mỹ)
  9. Rosneft (Nga)
  10. Gazprom (Nga)
Nhìn vào cái list trên kia thì tự hiểu đứng cái thằng nào đứng gần mình nhất mà tiền lại to nhất rồi nhỉ? Nước xa không cứu được lửa gần đâu. Không biết giữ mình mở cửa tang hoang là chỉ có lụt. Thật.
Nói chung, tuy không phải là đa số, nhưng việc thành lập các công ty dầu quốc gia – hay NOC – là xu hướng chung của 1/3 thế giới và 7/10 nước ASEAN (Đông Timor không tính là 1 nước cũng có NOC). 3 ông còn lại không có NOC thì 1 ông không có bờ biển, 1 ông bám đuôi Sinopec và 1 ông bị PetroChina thâu tóm. Vậy thì Việt Nam không có cớ gì buông tay kiểm soát ngành năng lượng cả. Nhất là khi có một “đối tác” rất giỏi trong việc nuốt ngược kẻ khác ngay sát nách.
Bên cạnh các NOC thì IOC (International Oil Company – công ty dầu quốc tế) có ảnh hưởng lớn trên thị trường dầu quốc tế như Shell (Hà Lan), BP (Anh), Total (Pháp), ExxonMobil (Mỹ), Chevron (Mỹ), ConocoPhillips (Mỹ), BHP (Úc), Eni (Ý), Repsol (Tây Ban Nha),.v.v.. Các công ty này chủ yếu đến từ Bắc Mỹ và Tây Âu – thế giới tư bản mà nhiều người hướng tới. Không phủ nhận quá trình tích lũy tư bản đã giúp các công ty này phát triển, nhưng quá trình tích lũy toàn cỡ xấp xỉ trăm năm trở lên. “Trẻ trâu” như Eni cũng sơ sơ 70 năm. Bên cạnh đó, chữ I->International->Quốc tế trong IOC cũng cho thấy nguyên do vì sao các công ty này phát triển mạnh mẽ đến như vậy: đầu tư đa quốc gia, liên doanh và thấu tóm các công ty dầu tại các nước khác,.v.v..
Vậy cốt yếu câu chuyện là gì? Đủ lực mới chơi được bạn ơi. Yếu đừng ra gió mà kẻo bị ngáo ộp nuốt ngược. Không vui đâu.
Ảnh 1: Danh sách các NOC toàn cầu.
Mậu Bình Tạp Biên
Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son