Tổng số lượt xem trang

Nhận diện âm mưu “độc chiếm biển Đông” của Trung Quốc

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục gia tăng các hành động ngang ngược, đi ngược lại luật pháp quốc tế trên biển Đông. Mới đây nhất, ngày 14/5 hãng ảnh vệ tinh ImageSat International (ISI) công bố ảnh cho thấy các máy bay do thám KJ-500 và KQ-200 của Trung Quốc xuất hiện ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam gần đây cho thấy rằng âm mưu độc chiếm biển đông của Trung Quốc ngày càng hiện hữu, thể hiện những bước đi có tính toán cả về chuỗi hành động cũng như không gian và thời gian:
  • Độc chiếm biển Đông là âm mưu nhất quán của Trung Quốc
Những diễn biến mới nhất ở Biển Đông một lần nữa làm rõ thêm tham vọng của Trung Quốc. Những hành động của Trung Quốc đã đe dọa nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực. Trung Quốc gần đây đã lợi dụng đại dịch Covid-19 để có những bước đi gây căng thẳng ở Biển Đông cho thấy âm mưu “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc là nhất quán với cách hành xử “bình cũ, rượu mới” đó là “thừa nước đục thả câu” với chiến thuật từng bước biến thứ không phải của mình thành thứ tranh chấp, rồi biến thứ tranh chấp thành của riêng mình.

Nhận diện âm mưu “độc chiếm biển Đông” của Trung Quốc

Chúng ta không thể quên cách hành xử theo kiểu “thừa nước đục thả câu” của Trung Quốc trong quá khứ. Năm 1956, lợi dụng việc Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ và buộc phải ký hiệp định Geneve rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc đã bí mật đưa quân ra chiếm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Phú Lâm. Năm 1974, lợi dụng việc Mỹ rút khỏi Việt Nam sau khi ký Hiệp định Paris, Trung Quốc đã đi đêm với Mỹ chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Lợi dụng khó khăn của Việt Nam phải đối mặt với các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam, tháng 3-1988, Trung Quốc đưa quân chiếm một số đá, bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc ồ ạt bồi đắp, biến các bãi đá chiếm đóng trái phép ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo và đẩy nhanh việc quân sự hóa, biến nơi đây thành các cơ sở quân sự với sự có mặt của máy bay ném bom, tên lửa đất đối không, các trạm radar…cùng với âm mưu biến những khu vực này thành hàng rào hàng hải để khống chế toàn bộ biển Đông.
  • Chúng ta cần kiên quyết nhưng hành động phải linh hoạt và cảnh giác trước những âm mưu lợi dụng vấn đề biển Đông để chống phá Việt Nam
Phải khẳng định âm mưu “Độc chiếm biển Đông” của Trung Quốc không phải là mơ hồ mà nó ngày càng hiện hữu. Tuy nhiên, chúng ta cần cảnh giác trước việc lợi dụng vấn đề tranh chấp biển Đông để chống phá Việt Nam của các đối tượng chống đối, thù địch. Chúng xuyên tạc, cho rằng chủ trương giải quyết tranh chấp biển Đông thông qua hòa bình, đối thoại là sự “nhu nhược”, “hèn nhát” của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc, chúng ta phải thường xuyên cảnh giác, thực hiện triệt để quan điểm kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chúng ta cần nắm bắt kịp thời mọi động thái gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, chủ động lên tiếng phản đối các hành vi sai trái của Trung Quốc. Ngoài ra, việc cung cấp chi tiết, cập nhật thường xuyên hiện trạng hoạt động phi pháp của Trung Quốc và cũng như các luận điểm mới của Bắc Kinh sẽ giúp người dân trong nước và bạn bè quốc tế biết về hoạt động bất hợp pháp và âm mưu lâu dài của Trung Quốc, cũng như những hoạt động đấu tranh của Việt Nam. Thế mạnh của Việt Nam là tính chính nghĩa. Vì thế, khi chủ động truyền bá quan điểm đúng đắn của mình ra thế giới, công khai trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ rộng lớn của cộng đồng quốc tế. Một khi thế giới đồng loạt lên tiếng chỉ trích những hành vi sai trái, gây mất an toàn, an ninh ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy tham vọng của mình. Năm 2020, với vai trò Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ, Việt Nam có thể tận dụng nhiều diễn đàn đa phương, từ Hội nghị cấp cao ASEAN, Cấp cao Đông Á, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF)… để thúc đẩy thảo luận đa phương về vấn đề Biển Đông”. Không để Trung Quốc ngang ngược thực hiện mưu đồ “Độc chiếm biển Đông” của mình.
Nguồn: ST
Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son