Tổng số lượt xem trang

Nực cười “khí phách” của nhà “dân chủ” lãnh án vì phi vụ ám sát 100.000 USD

 Không rõ là nguồn cơn nào để tạo động lực, khí phách cho các nhà “dân chủ”, ngoài sự lệch lạc về tư tưởng chính trị, sự cực đoan, cám dỗ, ma lực của đồng tiền quá lớn… khiến cho những nhà “dân chủ” này tự biến mình thành những con “thiêu thân” cho các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài.

Việt Tân luôn đứng sau cổ súy cho các nhà “dân chủ” điên cuồng đấu tranh vì cái gọi là dân chủ một cách mù quáng

Khí phách của các nhà “dân chủ”

Những ngày gần đây, trang mạng hội Việt Tân đăng tải nhiều bài viết về “tinh thần đấu tranh” của các đối tượng mà được tung hê là “tù nhân lương tâm”. Nhưng khổ nỗi, đó chỉ là những lời nịnh bợ, đẩy đưa để làm “mát lòng mát dạ” các “con chiên”, mà thực tế là những con “chốt thí”, những đối tượng vi phạm quy định pháp luật ở Việt Nam mà thôi.

Cây bút “dân chủ” Lê Ánh đã viết là “rất ấn tượng, biểu dương tinh thần khí phách và bất khuất” của đối tượng phạm pháp Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Phan Trung, Từ Công Nghĩa… khi bị tòa kết án vào năm 2019. “Tôi không có tội, chính Đảng Cộng sản mới có tội. Rồi sẽ có lúc các người phải trả giá về tội lỗi của các người trước nhân dân”, Lê Ánh dẫn lời Lưu Văn Vịnh trước tòa.

Hay như tài khoản Lê Rinh giật tít tiêu đề “Tù nhân lương tâm Huỳnh Thị Tố Nga kiên cường trong nhà tù”. Theo đó, một trong những nữ tù nhân mà đối tượng Xuân Hồng (tức Đoàn Thị Hồng, vừa được ra tù sau khi bị giam giữ 2 năm 6 tháng, được cho là rất “gần gũi và quý mến” là Huỳnh Thị Tố Nga (tức Diệu Hằng/Senela Zen), người đang thụ án 5 năm tù.

Theo đối tượng Xuân Hồng thì Tố Nga là một người phụ nữ “rất hiền lành và kiên định”. Vâng, bà Tố Nga “hiền lành” ấy, cùng với người anh Huỳnh Minh Tâm (đang thụ án 9 năm tù) từng “ngã giá” 100.000 USD để ám sát một lãnh đạo địa phương vì “dám” đụng đến “cần câu cơm” của 2 anh em. Quả là một gia đình “hiền lành” với “truyền thống” chống đối chính quyền đáng nể…

Chân dung Huỳnh Thị Tố Nga, kẻ từng “ngã giá” 100.000 USD cho phi vụ ám sát.

Nực cười hơn, Xuân Hồng tiếp tục những luận điệu xuyên tạc về chế độ, ngợi ca tinh thần “đấu tranh” của những bạn tù như: “Nhà nước Việt Nam vị phạm chế độ nhân quyền, xâm phạm vào quyền tự do con người. Cỗ vũ những gia đình tù nhân chính trị hãy mạnh mẽ đấu tranh cho quyền lợi của người thân của mình bằng mọi cách, kể cả gặp gỡ các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế, các hội nhân quyền để bảo vệ sự an toàn sinh mạng của họ.”

Càng lố bịch hơn khi có kẻ lại tỏ ra tự hào vì đã “được đi tù vì tội yêu nước”, rằng: “2 năm 6 tháng trong lao tù không quá dài nhưng đủ tôi luyện từ một người yêu nước thuần khiết thành một người mang tinh thần đấu tranh thực sự”, Lê Rinh viết.

Dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, không ít cá nhân cả ở trong và ngoài nước cũng rêu rao, tự xưng là những người có “sứ mệnh” đấu tranh cho sự phát triển của đất nước, “trung thành” với Tổ quốc, chấp nhận “dấn thân” vì “dân chủ, nhân quyền”, nhưng những gì có thể thấy trên mạng xã hội của chúng là những thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Phải chăng, cách thể hiện lòng “yêu nước”, “trung thành với Tổ quốc” là sự “kiên định” thêu dệt, bóp méo sự thật về chính đất nước minh?

Việt Nam là nước dân chủ nhân quyền, đâu cần các người đấu tranh

Ngay từ thuở “khai sinh”, chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” vốn chỉ là một trong những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã và đang áp dụng. Vì thế, hai trong nhiều vấn đề then chốt mà các học thuyết “dân chủ, nhân quyền” kiểu phương Tây mà các thế lực thù địch đòi học theo đó là “cần áp dụng đối với Việt Nam”: Xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng và xóa bỏ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản.

Thế nhưng, cần khẳng định dù họ có áp đặt, vu khống đến đâu thì cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng Việt Nam là một nước luôn tôn trọng và phát huy dân chủ, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của con người. Điều này được thể hiện ngay trong hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách và pháp luật của Việt Nam, và từ chính thực tiễn đời sống xã hội cũng như hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Cho đến nay, chế độ dân chủ ở Việt Nam đã và đang được thực hiện nghiêm túc ở các cấp, từ cơ sở xã phường, cơ quan, cho đến Quốc hội. Tất cả những vấn đề từ đời sống thường nhật cho đến vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ đều được người dân quan tâm và có quyền tham gia.

Chẳng hạn, hiện nay vấn đề nguồn nước sạch, thực phẩm an toàn, bảo vệ quyền trẻ em… từng là những chủ đề “nóng” trên diễn đàn Quốc hội. Gần đây, vấn đề Biển Đông là chủ đề được Quốc hội Việt Nam đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, nếu nói về dân chủ, nhân quyền thì không thể không nói đến vấn đề bầu cử Quốc hội, kỳ họp Quốc hội.

Theo đó, trước cuộc bầu cử Quốc hội, trước mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đều có chương trình tiếp xúc cử tri. Những cuộc tiếp xúc cử tri được các đài phát thanh, truyền hình đăng tải rộng rãi. Nội dung các cuộc tiếp xúc cử tri ngày nay không chỉ là những vấn đề sinh kế, điều kiện sinh hoạt của người dân, tham gia vào các dự thảo luật, mà cử tri còn đặc biệt quan tâm đến những vấn đề lớn của đất nước, các chủ trương trong chính sách đối ngoại…

Không phủ nhận rằng trong quá trình quản lý xã hội, Việt Nam còn có những khiếm khuyết, trong đó có việc bảo đảm quyền dân chủ của người dân. Ở địa phương này, địa phương khác vẫn còn có hiện tượng lợi ích của người dân chưa được tôn trọng, bảo đảm, nhất là trong vấn đề đất đai. Đây là vấn đề lớn mà các cấp ủy và chính quyền cần đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, cần nhận thức đúng, về mặt nguyên tắc, nền dân chủ của Việt Nam là một nền dân chủ có kỷ cương, có tổ chức, có hệ thống. Trong xã hội Việt Nam, bảo đảm quyền dân chủ, nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật và giữ vững sự ổn định xã hội. Điều này cũng có nghĩa, những thành quả và quan điểm của Việt Nam về dân chủ, nhân quyền là rất rõ ràng, đúng đắn.

Ấy thế mà, không rõ là nguồn cơn nào để tạo động lực, khí phách cho các nhà “dân chủ” , nhưng có thể thấy trước mắt đó là sự lệch lạc về tư tưởng chính trị, sự cực đoan, cám dỗ – ma lực của đồng tiền quá lớn… khiến cho những nhà “dân chủ” này tự biến mình thành những con “thiêu thân” cho các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài.

Để rồi, khi những “con thiêu thân” của mình như Huỳnh Thị Tố Nga, Đoàn Thị Hồng… bị bắt vì vi phạm pháp luật ở Việt Nam, các tổ chức này không còn cách nào khác là cổ súy cho sự mù quáng. Bằng cách này hay cách khác, chúng gọi đó là “khí phách của những người đấu tranh vì dân “chủ, mà thực tế chỉ là đống lửa tàn dụ dỗ những “con thiêu thân dân chủ”.

Ngẫm mà thấy nực cười về cái gọi là “khí phách của các nhà dân chủ”.

Sông Trà

Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son