Tổng số lượt xem trang

Vạch trần âm mưu “đào mộ” nhằm tấn công Bộ trưởng Tô Lâm

 Hội trường những ngày gần đây nóng lên bởi những lời chất vấn từ các vị Đại biểu Quốc hội. Có những người thực sự mang tâm thế đại diện tiếng nói của dân đứng lên chất vấn, như vị Trung tá Công an ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, cũng có những kẻ lợi dụng sức nóng ở nghị trường để làm bàn đạp tấn công lãnh đạo.

Cụ thể như mới đây, lợi dụng sức nóng của nghị trường, không thể bới móc được gì từ những lời phát biểu của Bộ trưởng Tô Lâm tại kỳ họp lần này, facebook Le Anh đã quyết định “đào mộ” lại phát biểu của vị đứng đầu tư lệnh ngành tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, tận năm 2019 vào chiều ngày 08/11 để xuyên tạc rằng, “BỘ TRƯỞNG TÔ LÂM: LUẬT AN NINH MẠNG LÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NHÂN DÂN. Nguyện vọng của người dân là đâu bảo Công an bắt bỏ tù dân khi phản ảnh những tiêu cực của Đảng và cán bộ lãnh đạo hả ông Tô Lâm. Đừng có chơi trò “nhét chữ bỏ vào mồm” người dân”.

Thứ nhất, trong bối cảnh trả lời chất vẫn tại kỳ họp trước về Luật an ninh mạng, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định đó là nguyện vọng của người dân là hoàn toàn  hợp lý. Không cần nói đâu xa, chỉ cần soi chiếu vào những sự việc gần đây sẽ rõ. Như việc một số tài khoản mạng xã hội lợi dụng dịch Covid -19 để tung những tin đồn, tin giả, gây hoang mang trong dư luận và ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng chống dịch của nước ta. Hay như việc các tội phạm lừa đảo qua mạng đã lợi dụng tình cảm của người dân cả nước ủng hộ cho góa phụ ở Rào Trăng 3, chỉ bằng chiêu trò đơn giản đã có thể đánh cắp 100 triệu một cách dễ dàng gây phẫn nỗ rất lớn trong lòng dư luận. Dưới quy định của Luật an ninh mạng, hàng loạt các tài khoản mạng xã hội tung tin giả đã bị xử lý, góp phần không nhỏ trong sự thành công của công tác phòng chống dịch Covid -19 ở nước ta. Bên cạnh đó, chỉ trong thời gian ngắn, kẻ ẩn danh đứng sau màn hình máy tính cũng bị đưa ra ngoài ánh sáng, 100 triệu của người góa phụ đáng thương đã được tìm lại. Không những vậy, Luật an ninh mạng còn giúp đảm bảo những vấn đề trực tiếp liên quan đến an ninh quốc gia, lợi ích dân tộc… mà người dân bình thường khó có thể nắm bắt hết được.

Ấy thế mà, sự cần thiết và lợi ích sát sườn của một bộ luật lại bị Le Anh dùng là cái cớ vu vạ Công an bắt những người không đồng quan điểm vào tù. Nực cười thay cho cái trò cố đấm ăn xôi của Le Anh. Bởi, dù Luật An ninh mạng có ra đời hay không thì những kẻ xâm hại đến lợi ích của nhà nước đều vẫn bị xử lý, điều này đã được quy định trong Bộ luật Hình sự. Thứ nữa, Le Anh hãy chỉ ra người dân nào phản ánh tiêu cực của nhà nước mà bị bắt bỏ tù. Tất nhiên là không có ai, ngoài lời vụ vạ của đối tượng. Thế này thì không biết, ai mới là người “nhét chữ vào mồm người dân”, thưa Le Anh? Thực ra, có thể ngay cả bản thân Le Anh cũng biết rằng những điều mình nói ra là phi lý, thế nhưng đã dấn thân vào cái nghề “dân chủ” thì “con chó nói thành con mèo” cũng phải gật.

Khi chúng ta vẫn còn đang cảm ơn sự nỗ lực, cố gắng, hết lòng vì nhân dân của các lực lượng chức năng, trong đó có công an trong việc cứu trợ dân ở bão lũ miền Trung, sạt lở vừa qua. Chúng ta cũng chưa hết đau lòng khi có những chiến sĩ đã hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ. Ấy vậy mà,  giờ đây lại có những kẻ “ăn cháo đá bát”. Dùng mọi lời lẽ, vu khống để hạ bệ uy tín của vị Tư lệnh đứng đầu và cả một ngành Công an. Thật đáng khinh!

Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son