Tổng số lượt xem trang

Quân cờ chính trị mang tên Tịnh thất Bồng Lai

 Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã xét xử sơ thẩm vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tốc chức, cá nhân” xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai. Kết thúc phiên tòa, các mức án đã được Hội đồng xét xử đưa ra

Luận điệu sai trái, xuyên tạc của đài RFA.

Các bản án dựa trên những tài liệu, chứng cứ được các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập. Ấy thế nhưng nhiều kẻ lại cố tình bẻ lái, xuyên tạc rằng chính quyền đang “trả thù” các bị cáo trong vụ Tịnh thất Bồng Lai. Thậm chí, dưới danh nghĩa “tự do tôn giáo”, đài RFA cùng cái gọi là “Hội đồng liên tôn” đã đăng đàn vu khống chính quyền “tước bỏ quyền tự do tôn giáo của người dân”, vụ Tịnh thất Bồng Lai “vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo nghiêm trọng”,…

Những luận điệu trên quả thật kệch cỡm, lạc loài và hài hước y như cách các đối tượng trong Tịnh thất Bồng Lai “sinh hoạt tôn giáo”. Bản chất của tôn giáo là đưa con người hướng thiện. Dù theo Đức Phật, Đức Chúa hay Đức Thánh…, ở đâu cũng làm cho con người ta cao đẹp hơn. Ấy thế nhưng khi gặp bị cáo Lê Tùng Vân, cái mà người ta được “răn dạy” là gào thét gây sức ép cho chính quyền, là việc mẹ đang nuôi con nhưng lại rêu rao rằng bé bị mồ côi,… Điều hay, lẽ phải đâu không thấy.Tự do tôn giáo là phải tôn trọng, không được chà đạp lên đức tin, hình ảnh của tôn giáo khác. Thế nhưng dù luôn miệng cho rằng bản thân không thuộc tôn giáo nào, nhưng Lê Tùng Vân và những người trong Tịnh thất Bồng Lai vẫn tạo hình theo phong cách nhà sư, tự cạo đầu trọc, mặc lễ phục, pháp phục, làm lễ xuất gia cho người khác, nhận Phật tử làm tín đồ. Kệch cỡm hơn, Lê Tùng Vân còn đặt cho mình cái tên “Thích Tâm Đức” mang đậm dấu ấn nhà Phật, thường xuyên mặc lễ phục, ngồi sau bát hương nghi ngút để người khác quỳ lạy. Chính cách tạo hình và những hoạt động trong Tịnh thất đã làm méo mó, gây hiểu lầm, xúc phạm Phật giáo. Có lẽ, đằng sau những làn hương khói mờ ảo, đằng sau cảnh tượng lạy sống “Thầy ông nội” cũng chính là bức tranh mịt mù của cái gọi là Tịnh thất Bồng Lai. Rõ ràng, hoạt động của Tịnh thất Bồng Lai không phải là tự do tôn giáo.

Bất cứ tôn giáo nào cũng cần có giáo lý, giáo luật. Tuy nhiên, với “Tịnh thất Bồng Lai” thì hoàn toàn khác. Chẳng có giáo lý, chẳng có giáo luật. Cái mà họ có chỉ là sự vay mượn hình ảnh của đạo Phật.

Trong tiểu thuyết “Tây Du ký” nổi tiếng, có một kiếp nạn vô cùng đáng sợ và cũng rất khó khăn để vượt qua là kiếp nạn Lục Nhĩ Mỹ Hầu giả dạng Tôn Ngộ Không. Cùng giống nhau về hình hài nhưng tâm tính, mưu đồ của Tôn Ngộ Không thật và Tôn Ngộ Không giả lại không hề giống nhau. Nếu không loại trừ được Tôn Ngộ Không giả thì coi như đã thất bại trong kiếp nạn. Vậy nhưng thật mãi là thật, giả mãi là giả, dù có giống nhau đến đâu thì cũng không thể là một. Tương tự, Tịnh thất Bồng Lai dù mang dáng vẻ tôn giáo nhưng rõ ràng không phải là tôn giáo. Nếu không “dẹp loạn” Tịnh thất Bồng Lai, chăc chắn cơ sở này sẽ biến tướng, xâm phạm đến tôn giáo khác.

Chưa bàn đến mặt pháp lý, chỉ với những yếu tố trên đã dễ dàng nhận thấy Tịnh thất Bồng Lai không dính dáng gì đến “tự do tôn giáo”. Việc giới “dân chủ” cố tình choàng tấm áo “tôn giáo” chẳng qua chỉ là một thủ đoạn tấn công chính quyền. Chẳng có ai ngăn cản tự do tôn giáo, việc xử lý những thứ giông giống, ngờ ngợ tôn giáo là để tạo điều kiện cho tôn giáo được phát triển ổn định.

Bảo An (Theo canhco.net)

Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son