Tổng số lượt xem trang

Đọc để hiểu thêm về dự án Luật Cư trú (sửa đổi); dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân

     Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân và chủ trưong đon giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an được giao trọng trách xây dựng dự án Luật Cư trú (sửa đổi); dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD. Đây là 03 dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

I.    Dự ÁN LUẬT CƯ TRÚ (SỬA ĐỔI)

1.   Sự cần thiết xây dựng, ban hành Luật

Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân và chủ trương đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấv tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cư trú; trong đó việc xây dựng, ban hành Luật Cư trú (sửa đổi) là cần thiết với những lý do cụ thể sau đây:

a)  Bảo đảm tổt hơn nữa qưyền tự do cư trú của công dân

Hiến pháp năm 2013 đã quy định quyền tự do cư trú, đi lại, giao dịch, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình... là quyền con người, quyền công dân được Nhà nước công nhận, tôn ừọng và bảo vệ. Quản lý cư trú có liên quan trực tiếp đến những quyền này; vì vậy, sửa đổi Luật Cư trú là để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 vê quyền con người, quyền công dân liên quan đến cư trú theo hướng đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư; quy định cụ thể điều kiện, thủ tục đăng ký cư trú theo hướng công khai, minh bạch; kiên quyết xoá bỏ cơ chế xin cho, nặng về hành chính, quản lý kém hiệu quả, lãng phí, phiền hà, tiêu cực gây bức xúc trong Nhân dân; đồng thời, khắc phục được những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cư trú trước yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới.

b)  Góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lỷ nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới

Tình hình an ninh chính trị thế giới, khu vực có những diễn biến đa dạng, phức tạp, khó lường, xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế tiêp tục gia tăng. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chủ nghĩa dân tộc thực dung, cưc đoan, bảo hô mậu dich ngày càng lan rộng. Thế giói đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức lớn về an ninh phi truyền thống, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, khủng hoảng di cư, biến đổi khí hậu, dịch bệnh... Ở trong nước, các thế lực thù địch vẫn gây sức ép với Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền, công khai tiếp xúc, hô trợ số đối tượng chống đối, thực hiện các hoạt động thâm nhập, tác động chuyển hóa nội bộ, tuvên truyền chống Việt Nam, kích động gây rối, gây bạo loạn nhằm gây mất ổn định chính trị-xã hội ở nước ta. Tình hình an ninh, chinh trị trên các địa bàn trọng điểm Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ vẫn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.

Bên cạnh đó, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, tính chất tinh vi, táo bạo, sử dụng vũ khí nóng gây ra nhiều vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Các loại tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu xã hội đen, giết người, cờ bạc, buôn lậu, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán phụ nữ, trẻ em, chống người thi hành công vụ, đâm thuê, chém mướn, bảo kê, buôn bán ma túy, bắt cóc tống tiền, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện... vẫn còn đang xảy ra, hoạt động với tính chất côn đồ, hung hãn gây ra những hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe người dân, gây lo lắng trong Nhân dân.

Tại Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội khóa XIII về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm đã đề ra nhiệm vụ: Thực hiện tốt công tác phòng ngừa xã hội, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; tạo chuyến biến rõ rệt về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Do đó, để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được Quốc hội giao thì cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về cư trú, góp phần tích cực, có hiệu quả trong việc phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

Trước yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/ĐUCA ngày 08/01/2018 về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân năm 2018 và những năm tiếp theo; theo đó, Nghị quyêt đã đặt ra nhiệm vụ: Tăng cường quản lý cư trú, quản lỷ dân cư, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lỷ nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới.

c) Thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư

Hiện nay, các quy định của Luật Cư trú về điều kiện, thủ tục đăng ký cư trú đã tương đôi cụ thê, rõ ràng, tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện quyên tự do cư trú, lựa chọn nơi cư trú; tuy nhiên về trình tự, thủ tục đăng ký cư trú còn mang tính thủ công, rườm rà, chưa đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, nhất là sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 112/NQ-CP ngày 30/10/2017 về đơn giản hoá thủ tục hành chính, giây tờ công dân liên quan đên quản lý dân cư, trong đó có phương án bãi bỏ hình thức quản lý dân cư băng Sô Hộ khẩu, Sổ Tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì việc thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký cư trú cho công dân cũng cần có sự điều chỉnh cho phù họp với hình thức quản lý mới cũng như yêu cầu quản lý dân cư trong tình hình mới; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân khi thực hiện thủ tục đăng ký cư trú cũng như tạo ra sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết thủ tục đăng ký cư trú giữa cơ quan nhà nước và người dân.

Bên cạnh đó, việc tổ chức triển khai dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Đã hoàn thiện khung pháp lý cho việc triển khai dự án; đã xây dựng hạ tầng Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; triển khai thu thập thông tin dân cư và tổ chức cấp hơn 18 triệu số định danh cá nhân cho công dân.

Tại Khoản 1 Mục I Phần B Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 112/NQ-CP ngày 30/10/2017 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú năm 2013 để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại Mục VIII Phần A Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân; cụ thể:

-       Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hĩnh thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

-       Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư tạm trú bằng “Sổ tạm trú” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định đanh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là “Sổ tạm trú” và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quôc gia vê dân cư;

-       Bãi bỏ các nhóm thủ tục: Tách sổ hộ khẩu; cấp đổi sổ hộ khẩu; cấp lại sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; xóa đăng ký thường trú; xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú; hủy bỏ kêt quả đăng ký thường trú trái pháp luật; cấp giấy chuyển hộ khẩu; cấp đổi sổ tạm trú; cấp lại sổ tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sô tạm trú; gia hạn tạm trú; hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật.

d) Đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý cư trú

Trong điều kiện đất nước ta đang đẩv mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, vêu câu đặt ra là phải hiện đại hoá công tác quản lý cư trú theo hướng ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phù hợp với xu hướng của các nước trên thê giới. Trong khi đó, khoa học, công nghệ trong đăng ký, quản lý cư trú ở nước ta còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của công dân, chưa bảo đảm phục vụ tốt yêu cầu quản lý dân cư và hội nhập quốc tế; mặt khác, dữ liệu đăng ký, quản lý cư trú hiện nay chủ yếu được lưu trữ thủ công; việc cấp, quản lý, sử dụng giấy tờ về đăng ký, quản lý cư trú tuy có nhiều cố gắng cải tiến, sắp xếp hợp lý hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân; do đó, cần quy định việc đăng ký, quản lý cư trú theo hướng ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để vừa quản lý chặt chẽ dân cư, vừa góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và từng bước thực hiện Chính phủ điện tử.

Để đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý cư trú, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/ĐƯCA ngày 01/8/2017 về tiếp tục hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết đặt ra yêu cầu: Sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú để đấy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý cư trú. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 11/3/2020 về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó, xác định thời gian thực hiện dự án là đến năm 2021. Bộ Công an có Kế hoạch số 82/KH-BCA-C06 ngày 04/3/2020 về triển khai thực hiện dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã xác định việc hoàn thành, đưa vào vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước tháng 6/2021.

Từ những lý do nêu trên cho thấy, việc xây dựng, ban hành Luật Cư trú (sửa đổi) là cần thiết.

2.   Mục đích xây dựng Luật

-       Hoàn thiện hệ thống pháp luật về cư trú bảo đảm phù họp với chủ trương cải cách hành chính và tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu, họp tác quốc tế trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

-       Thực hiện chủ trương hiện đại hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác quản lý dân cư; bảo đảm tốt hơn nữa tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cư trú.

-       Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ của công dân; đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của đất nước.

3.   Quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật

-       Bảo đảm phù hợp với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý cư trú và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư.

-       Tạo khuôn khổ pháp lý hữu hiệu để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống, làm ăn; trình tự, thủ tục đăng ký đơn giản, thuận tiện, kịp thời, công khai, minh bạch, không gây phiền hà, tiêu cực; đồng thời, bảo đảm cho công tác đăng ký, quản lý cư trú có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

-       Đổi mới hình thức quản lý cư trú trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong quản lý cư trú, bảo đảm tính khoa học, công khai, minh bạch và thuận tiện cho đăng ký, quản lý cư trú.

-       Tổng kết đầy đủ, toàn diện thực tiễn thi hành pháp luật về cư trú để kế thừa các quy định của Luật Cư trú còn phù họp và đang phát huy tác dụng trong công tác đăng ký, quản lý cư trú; đồng thời, tiêp thu có chọn lọc pháp luật và kinh nghiệm quản lý cư trú của nước ngoài để vận dụng phù họp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam.

-       Quy định cụ thể các nội dung liên quan đến cư trú, hạn chế đến mức thấp nhất việc phải ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật để các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp hành luật nghiêm chỉnh, kịp thời, thống nhất.

4.   Cơ sở ban hành Luật

-       Điều 23 Hiến Pháp năm 2013 quy định: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định;

-       Ngày 25/10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; trong đó, nêu lên nhiệm vụ, giải pháp: Chủ động nắm chắc tình hình, đánh giá và dự báo đúng các tình huống phức tạp có thể xảy ra. Phát hiện kịp thời các âm mưu, hành động của các thế lực thù địch để chủ động có phương án ứng phó, ngăn chặn, đẩy lùi từ xa và tích cực chuẩn bị lực lượng bảo đảm giành thắng lợi khi tình huống xấu xảy ra, không để bị động bất ngờ;

-       Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế đề ra giải pháp: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quốc phòng, an ninh;

-       Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đề ra mục tiêu đến năm 2030 toàn bộ dân số Việt Nam được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất trên quy mô toàn quốc;

-       Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới đề ra nhiệm vụ: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước vê an ninh, trật tự, nhât là quản lý xuất, nhập cảnh, quản lý cư trú...;

-       Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2011-2015) và phươne hướns, nhiệm vụ phát triển kinh tê - xã hội 05 năm (2015-2020) trình Đại hội đại biêu toàn quốc lân thứ xn của Đảng nêu rõ: Có cơ chế đặc thù để triển khai những dự án khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;

-       Nghị quyết số 112/NQ-CP ngày 30/10/2017 của Chính phủ về phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an xác định đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan tới công tác đăng ký, quản lý cư trú;

-       Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 19/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ);

-       Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 13/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phối hợp triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư yêu cầu Bộ Công an: Chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai và hoàn thành thu thập thông tin về dân cư; chuẩn hóa dữ liệu sẵn có để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin cơ bản của công dân theo quy định tại khoản 1 Điêu 9 Luật căn cước công dân và Điều 4, Điều 5 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

-       Nghị quyết số 08-NQ/ĐUCA ngày 01/8/2017 của Đảng ủy Công an Trung ương vê tiêp tục hoàn thiện pháp luật vê an ninh, trật tự đên năm 2020, định hướng đên năm 2030 xác định: Sửa đôi, bổ sung Luật Cư trú để đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý cư trú;

-       Nghị quyết số 10-NQ/ĐUCA ngày 08/01/2018 của Đảng ủy Công an Trung ương về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân năm 2018 và những năm tiếp theo đề ra nhiệm vụ, giải pháp: Tăng cường quản lý cư trú, quản lý dân cư góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.

5.   Về những nội dung mói trong dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi)

Sau kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khoá XIV vừa qua, dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) được chỉnh lý gồm 07 chương, 39 điều và có những nội dung mới, sửa đổi, bổ sung so với Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) như sau:

(1)    Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) quy định thay thế việc quản lý cư trú (thường trú, tạm trú) từ phương thức thủ công băng số giaays sang phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin; cụ thể là quản lý cư trú bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú của mỗi công dân đều là trường thông tin dữ liệu số được cập nhật, điều chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ quan, tổ chức và công dân có thể khai thác, sử dụng đế phục vụ giao dịch dân sự, giải quyết các thủ tục hành chính...

Dự thảo Luật đã bỏ các quy định về: sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia dinh, cấp cho cá nhân, giấy chuyển hộ khẩu, các hành vi bị nghiêm cấm (thuê, cho thuê, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú); quyền được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú...

Việc đổi mới phương thức quản lý theo hướng này giúp công dân không cần mang theo các loại giấy tờ có chứa thông tin cá nhân để thể hiện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cũng như không phải sao y chứng thực các loại giấy tờ này khi thực hiện các thủ tục hành chính hoặc tham gia giao dịch dân sự mà chỉ cần mang theo thẻ Căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng để thực hiện.

(2)    Sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục đăng ký cư trú theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính

Việc thực hiện quản lý dân cư thông qua phương thức mới bằng mã số định danh cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ dẫn đến việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý cư trú, tạm trú của công dân; do vậy, dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) đã bỏ các thủ tục như: cấp đổi, cấp lại sổ hộ khẩu; cấp giấy chuyển hộ khẩu; cấp đổi, cấp lại sổ tạm trú... đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số thủ tục như tách sổ hộ khẩu (được xác định theo hướng đây là việc tách hộ gia đình), huỷ bỏ kết quả đăng ký thường trú, tạm trú trái pháp luật.

Bên cạnh đó, do sử dụng phương thức quản lý hiện đại này nên thời hạn giải quyêt đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cho công dân cũng đơn giản, rút ngắn về cả thủ tục và thời gian. Nếu như hiện nay thời gian giải quyết đăng ký thường trú là 15 ngày thì theo dự thảo Luật sẽ tối đa là 07 ngày.

(3)    Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng bỏ các quy đinh riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (tức là, không có quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương; việc đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chưng, thống nhất trên toàn quốc). Quy định này nhằm tạo sự bình đẳng trong quản lý cư trú đối với mọi công dân; bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích họp pháp của công dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương nhưng chưa được đăng ký thường trú mặc dù có chỗ ở hợp pháp.

(4)    Ngoài các trường họp bị xoá đăng ký thường trú như hiện nay, xuất phát từ thực tiễn và để nâng cao hiệu quả quản lý về cư trú, nắm đúng thực tế số hộ, số người thường trú trên địa bàn, phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hoạch định, thực hiện chính sách an sinh xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người có liên quan, dự thảo Luật đã bổ sung một số trường họp xo á đăng ký thường trú:

- Người vắng mặt tại nơi thường trú trên 12 tháng liên tục trừ trường họp đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác, đã khai báo tạm vắng hoặc xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư.

-       Người đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam; bị tước, bị huỷ bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

-       Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở là do được thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã hết thời hạn thuê, không được mượn, không được ở nhờ nữa.

-       Người đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, kê biên, tịch thu và người đã bán nhà, tàu, thuyền, phương tiện khác là chỗ ở dùng để đăng ký thường trú bị xoá đăng ký thường trú sau 12 tháng kể từ ngày bán nhà, tàu, thuyền, phương tiện đó; trừ trường họp được chủ sở hữu tài sản mới đồng ý cho tiếp tục đăng ký thường trú.

(5) Bổ sung quy định để quản lý đối với trường họp công dân không đủ điều kiện đăng ký thườns trú, tạm trú để đảm bảo quản lý tốt hơn đối với nhóm người này (đây là những người chưa đăng ký thường trú, tạm trú ở đâu như người di cư, sống lang thang, không có giấy tờ tuỳ thân, không có chỗ ở họp pháp hoặc có chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng không được chủ hộ đồng ý cho đăng ký thường trú, tạm trú...). Việc bổ sung quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân, giúp cơ quan nhà nước nắm được tình hình của những người này và hỗ trợ họ.

6.   Một số nội dung của dự thảo Luật còn có ý kiến khác nhau

Dự án Luật Cư trú (sửa đổi) đã được Bộ Công an phối họp với Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội nghiên cứu thống nhất hướng tiếp thu, giải trình hầu hết ý kiến của Đại biểu Quốc hội; đến nay, còn một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau, cụ thể như sau:

Một là, về điều kiện đăng kỷ thường trú (Điều 21)

Nội dung này, Bộ Công an thống nhất theo đa số ý kiến của đại biểu là quy định điều kiện đối với trường họp thuê, mượn, ở nhờ cần bảo đảm yêu cầu về diện tích bình quân tối thiểu làm điều kiện để dăng ký thường trú tại chỗ ở họp pháp nhằm bảo đảm điều kiện sống cần thiết cho người dân, phù họp với yêu cầu và tinh hình thực tiễn của từng địa phương và giảm áp lực cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn; tuy nhiên, cần quy định mức tối thiểu là không dưới 08m2 sàn/người để bảo đảm điều kiện sống và phù họp với điều kiện của đa sổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (theo Quyết định so 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quoc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì mục tiêu đến năm 2020 diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 25m2 sàn/người, trong đó tại đô thị đạt 29m2 sàn/người và tại nông thôn đạt 22m2 sàn/người; phân đâu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tôi thiêu 08m2 sàn/người. Đền năm 2030, phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 30m2 sàn/người, diện tích nhà ở toi thiểu đạt 12m2 sàn/ngườỉ).

Các nội dung còn lại là giữ nguyên như dự thảo Luật do Chính phủ trình.

Bên cạnh đó, một số đại biểu Quốc hội đề nuhị quy định thêm tiêu chí về thời gian tạm trú nhất định tại địa bàn là điều kiện đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ. Tuy nhiên, Bộ Công an đề nghị không nên quy định tiêu chí này vì đây là quy định để hạn chế công dân đang sinh sống tại các thành phổ trực thuộc Trung ưomg được đăng ký thường trú vào các đô thị này của Luật Cư trú hiện hành; quy định này tạo ra sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng giữa các công dân. Do vậy, không nên tiếp tục giữ quy định này và mở rộne phạm vi áp dụng đối với tất cả các tỉnh trong cả nước.

Hai là, về xoá đăng kỷ thường trú (Điều 25) và xoá đăng kỷ tạm trú (Điều 30)

Nội dung này Bộ Công an đề nghị giữ nguyên như dự thảo Luật do Chính phủ trình như ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội. Việc xoá đăng ký đối với trường hợp “công dân vắng mặt tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên...” là để nâng cao trách nhiệm của công dân ừong việc chấp hành pháp luật về cư trú; giúp chính quyền địa phương các cấp có thể hoạch định chính sách phát triển kinh tế được chính xác, sát với nhu cầu của người dân trong địa bàn quản lý, bố trí nguồn lực họp lý cho các đối tượng thụ hưởng họp pháp đang thực té sinh sống hên địa bàn.

Việc xoá đăng ký thường trứ trong trường hợp này không có nghĩa là xoá toàn bộ thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú mà tất cả thông tin cửa công dân trong 02 cơ sở dữ liệu này vẫn được lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng như bình thường. Việc xoá đăng ký thường trú của công dân còn được thể hiện trong cả hồ sơ lưu trữ của cơ quan đăng ký, quản lý cư trú. Đối với những trường họp bị xoá sẽ thể hiện rõ cả lý do bị xoá và thời điểm bị xoá ở trường thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Ba là, về thời hạn tạm trú, gia hạn tạm trú (khoăn 10 Điều 2, Điều 28, Điều 29 dự thảo Luật)

Điều 28, Điều 29 dự thảo Luật quy định về điều kiện đăng ký tạm trú, hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú theo hướng công dân tạm trú không có thời hạn. vấn đề này, Bộ Công an đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) quy định về thời hạn tạm trú và gia hạn tạm trú, bởi vì:

(1)    Đe phù họp với đặc điểm, khái niệm trong giải thích từ ngữ về “nơi tạm trú” quy định tại Điều 2 dự thảo Luật là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

(2)    Để phân biệt nơi tạm trú với nơi thường trú (là công dân sinh sổng ổn định, lâu dài, không xác định thời hạn).

(3)    Kế thừa quy định còn phù họp với thực tiễn của Luật Cư trú hiện hành (khoản 4 Điểu 30 Luật Cư trú hiện hành quy định So tạm trú có thời hạn toi đa là 24 tháng, hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn).

(4) Để bảo đảm chặt chẽ trong công tác quản lý cư trú, nếu người đã đăng ký tạm trú mà không còn cư trú ở địa điểm đã đăng ký và không làm thủ tục gia hạn tạm trú thì sẽ bị xoá đăng ký tạm trú.

Bốn là, về thời điểm có hiệu lực của Luật và quy định chuyển tiếp (Điều 39 dự thảo Luật)

Dự thảo Luật đưa ra 02 phương án: Phương án 1 quy định sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn tiếp tục được sử dụng đến hết ngày 31/12/2022; Phương án 2 quy định sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không có giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Bộ Công an đề nghị chỉ để 01 phương án tại dự thảo Luật (Phương án 2) là như nội dung do Chính phủ trình Quốc hội (Luật này có hiệu lực thỉ hành từ ngày 01/7/2021; sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ được tiếp tục sử dụng để giải quyết các giao dịch, giấy tờ, tài liệu được xác lập trước ngày Luật có hiệu lực thỉ hành như quy định tại khoản 3 Điêu 42 dự thảo Luật do Chính phủ trình, không có quy định chuyển tiếp là được sử dụng tiếp đến hết ngày 31/12/2022).

Vấn đề này đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 47 ngày 10/8/2020 và đa số ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí với định hướng này.

II. Dự ÁN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VÈ DẦN CƯ

Ngày 11/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 366/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

1. Thông tin chung về dự án

-       Tên dự án: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

-       Cơ quan chủ quản: Bộ Công an.

-       Chủ đầu tư: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.

-       Mục tiêu của dự án: Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc, tập họp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn ho á, số hoá, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin đê phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

-       Quy mô, nội dung đầu tư: Xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc, được triển khai và quản lý tập trung tại Bộ Công an, bao gồm:

+ Đầu tư hạ tầng kỹ thuật: Mua sắm, trang bị các thiết bị phần cứng, phần mềm hệ thống, thiết bị ngoại vi, thiết bị văn phòng, hệ thống thiêt bị đảm bảo môi trường an ninh, an toàn vận hành, bảo mật thông tin;

+ Thuê hạ tầng truyền dẫn;

+ Xây dựng, triển khai hệ thống phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước và các yêu cầu chức năng, nghiệp vụ của ngành Công an phục vụ thu thập, cập nhật thông tin;

+ Tổ chức thu thập, tạo lập và chuyển đổi dữ liệu dân cư và cấp số định danh cá nhân cho công dân;

+ Đào tạo về hạ tầng kỹ thuật, đào tạo sử dụng phần mềm ứng dụng; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý dân cư trên toàn quốc.

-       Địa điểm đầu tư: Bộ Công an; Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưong; Công an các quận, huyện của thành phố trực thuộc Trung ưong; Công an các huyện, thị xã, thành phô thuộc tỉnh; Công an xã, phường, thị trấn.

-       Thời gian thực hiện: 2018 - 2021.

2.   Sự cần thiết của việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Hiện nay, ở nước ta việc quản lý dân cư mang tính đon lẻ, từng bộ, ngành quản lý, theo dõi riêng biệt. Đe phục vụ công tác quản lý nhà nước của bộ, ngành mình, đồng thời bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân trong từng bộ, ngành, lĩnh vực, các cơ quan quản lý nhà nước đều cấp cho công dân một số loại giây tờ nên môi công dân có thê sở hữu nhiêu loại giấy tờ khác nhau (giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, thẻ bảo hiểm y té, hộ chiêu, giây phép lái xe, các loại thẻ, chứng chỉ...). Cùng với việc cấp các giấy tờ cho công dân, việc nghiên cứu, xây dựng các cơ sở dữ liệu mới chỉ tập trung vào mục tiêu quản lý nhà nước của từng bộ, ngành, lĩnh vực mà chưa đặt vấn đề kết nổi, chia sẻ thông tin chung về công dân giữa các cơ sở dữ liệu nên không khăc phục được tình trạng cục bộ, chia cắt thông tin về công dân, không thống nhât vê thông tin cơ bản của một công dân trong các cơ sở dữ liệu. Từ việc quản lý đơn lẻ dẫn tới gây lãng phí về kinh tế, nguồn nhân lực, khi thực hiện thủ tục hành chính người dân phải mất thời gian đi sao, chứng thực các giấy tờ để chứng minh nhân thân, trong khi những loại giấy tờ liên quan đều chỉ sử dụng chung nhữna thông tin về cône dân giống nhau.

Cùng với quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong các mặt công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác nghiệp vụ của ngành Công an là xu hướng không thể đảo ngược, nhiều nước trên thế giới đã có bước tiến rất xa trong lĩnh vực này. Muốn làm được điều này, cần phải xâv dựne và kết nối được hệ thống các cơ sở dữ liệu với nhau, trong đó cốt lõi là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Như vậy, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc để thu thập, cập nhật được thông tin cơ bản của công dân Việt Nam nhằm phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân, khắc phục được các hạn chế, bất cập nêu trên là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thành cône Chính phủ điện tử, hướng tới nền kinh tể số.

3.   Vị trí, vai trò của Cơ sỏ’ dữ liệu quốc gia về dân cư

(1)    Vị trí, vai trò của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với công tác quản lý nhà nước và phục vụ Nhân dân.

-       Thông qua việc tổ chức thu thập, cập nhật các thông tin cơ bản của công dân sẽ tạo lập nên một hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất ữên toàn quốc để dùng chung cho các bộ, ngành và chính quyền các cấp nhằm cung cấp đây đủ, chính xác, kịp thời thông tin vê dân cư (sô liệu, cơ câu, phân bô và biên động dân cư...) phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

-       Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính là căn cứ quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất lộ trình đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, khắc phục tình trạng một người dân phải sử dụng quá nhiều giấy tờ cá nhân nhưng lại không đem lại hiệu quả trong công tác giải quyêt thủ tục hành chính. Việc tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quôc gia vê dân cư khi giải quyết các thủ tục hành chính sẽ thay thế cho việc phải xuất trinh hoặc nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ công dân khi thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý, giảm chi phí và thời gian đi lại của Nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.

-       Thông tin về dân cư được thu thập, cập nhật thường xuyên sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý dân cư, quản lý chắc biến động dân cư, quản lý các loại đối tượng hỗ trợ công tác tra cứu, xác minh về nhân thân của công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

-       Cơ sở dữ liệu dân cư được xây dựng với mục tiêu kết nối, chia sẻ thông tin về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các ngành, lĩnh vực trên toàn quốc, làm tăng khả năng khai thác, cập nhật thông tin về dân cư, hạn chế tối đa sự trùng lặp thông tin, giảm chi phí ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Đồng thời, Cơ sở dữ liệu về dân cư ra đời cũng sẽ góp phần làm giảm khối lượng hồ sơ giấy tờ đang được lưu trữ quản lý tại cơ quan hành chính.

(2)    Ý nghĩa, vai trò trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm

Thông qua việc tổ chức thu thập, cập nhật các thông tin cơ bản của công dân sẽ tạo lập nên một hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Từ hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư đó, sẽ giúp hỗ trợ công tác tra cứu, xác minh vê nhân thân của công dân, góp phân đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

(3)    Ý nghĩa, vai trò trong việc hoạch định, phát triển kinh tế của Nhà nước

Từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các bộ, ngành có thể tra cứu các thông tin như: Di biến độnu về tình hình dân cư, số lượng người đên độ tuôi lao động tại các địa phương, từ đó có thể bố trí, sắp xêp các khu kinh tê trọng diêm tại địa phương mình; số lượng trẻ dưới 14 tuôi và trên 14 tuôi đê săp xêp xây dựng các trường học...

(4)    Ý nghĩa của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với việc bỏ sổ hộ khẩu theo Luật Cư trú (sửa đổi)

Ngày 30/10/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 112/NQ-CP về đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an. Trong đó, quy định "Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân”. Việc bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng số hộ khẩu là thay đổi phương thức quản lý, từ quản lý thủ công bằng sổ hộ khẩu sang quản lý hiện đại thông qua mã số định danh cá nhân để phục vụ tốt hơn cho người dân, phục vụ mục tiêu dùng chung trong công tác quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, phục vụ giao dịch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử. Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm tiến tới quản lý dân cư dựa trên ứng dụng khoa học kỹ thuật thông qua mã số định danh cá nhân. Do đó, khi công dân có các giao dịch chỉ cần có số định danh cá nhân để chứng minh nhân thân, không cần thiết xuất trình sổ hộ khẩu.

4. Mã số định danh cá nhân được hình thành như thế nào? Phương thức quản lý cư trú sau khi bỏ sổ hộ khẩu sang quản lý số hoá thông qua mã định danh cá nhân

Số định danh cá nhân được sinh ra sau khi thông tin về công dân được thu thập vào hệ thống một cách đồng bộ, thống nhất. Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất CỊUẩn lý trên toàn quốc cấp cho công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác. Sô định danh cá nhân có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối, liên thông giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trong đó hệ thống quản lý dân cư trên toàn quốc được coi là hệ thống thông tin chủ đạo kết nối với các hệ thống thông tin chuyên ngành khác của bộ, ngành thông qua mã số định danh cá nhân.

Việc bãi bỏ Sổ hộ khẩu là bước đột phá trong việc quản lý dân cư, thay thế phương thức quản lý dân cư từ thủ công sang quản lý điện tử bằng mã số định danh cá nhân xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. số định danh cá nhân được ghi trên giấy khai sinh và thẻ Căn cước công dân để phục vụ công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Khi đó, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý dân cư cũng sẽ được nghiên cứu, thay đôi cho phù họp. Với việc khi Cơ sở dữ liệu quôc gia về dân cư (thực hiện các thủ tục về đăna ký, quản lý cư trú) kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân (thực hiện thủ tục về cấp, quản lý Căn cước công dân, Chứna minh nhân dân) và Cơ sở dữ liệu hộ tịch (khai sinh, khai tử, đăng ký kêt hôn...) và kết nối đến các cơ sở dữ liệu quốc gia khác. Việc thực hiện các thủ tục hành chính sẽ được khai thác thông qua số định danh cá nhân để chứng minh của công dân.  

Theo đó, Luật Căn cước công dân tại Khoản 3, Điều 10 cũng quy định: “Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia ve dân cư là căn cứ đế cơ quan, to chức kiểm tra, thong nhất thông tin về công dân. Khi công dân đã sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình, cơ quan, tố chức không được yêu câu công dân xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”.

Sau khi dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được hoàn thành và đưa vào khai thác, Bộ Công an sẽ chủ trì phối họp với các bộ, ngành có liên quan đề xuất lộ trình đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân thuộc lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú, cấp và quản lý Chứng minh nhân dân. Chứng minh nhân dân sẽ dần được thay thế bằng Căn cước công dân. Việc quản lý và khai thác thông tin dân cư sẽ thông qua mã số định danh cá nhân thay thế cho việc xuất trình sổ hộ khẩu như hiện nay.

5. Tính bảo mật của thông tin công dân, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Theo quy định của Luật Căn cước công dân thì công dân có quyền được đảm bảo bí mật cá nhân, gia đình và trách nhiệm của cơ quan quản lý phải đảm bảo an toàn, bí mật thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Chính vì vậy, ngay từ khi triển khai, đầu tư xây dựng, Bộ Công an đã chỉ đạo thiết kế xây dựng hạ tầng, đường truyền riêng thông suốt từ Trung ương đến địa phương, có phương án để kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành liên quan. Hệ thống được trang bị bảo mật tiên tiến, nhiều lóp như: Chia vùng phần cứng và phần mềm chuyên dụng, bảo mật đường truyền, mã hoá dữ liệu thông tin kết họp với quản lý người dùng. Vì vậy đảm bảo thông tin của công dân được an toàn, bảo mật tuyệt đối.

6. Quyền, nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện thu thập, cập nhật thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân CU'

-       Công dân có quyền:

+ Được đảm bảo bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trừ trường họp phải cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định.

+ Yêu cầu cơ quan quản lý Căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có thay đổi theo quy định của pháp luật.

-       Công dân có nghĩa vụ:

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia vê dân cư.

Bên cạnh việc chấp hành nghiêm quyền và nghĩa vụ của mình, công dân cần nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Từ đó, vận động người thân, bạn bè châp hành nghiêm, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng chức năng thực thi

nhiệm vụ, bảo đảm xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao.

7.   Việc chia sẻ các bộ, ngành về thông tin công dân để phục vụ công tác quản lý của bộ, ngành

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bao gồm tập họp 18 trường thông tin cơ bản của toàn bộ công dân Việt Nam. Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được tích họp với hệ thống căn cước công dân, hệ thống đăng ký khai sinh, khai tử, thay đổi, cải chính hộ tịch của Bộ Tư pháp và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành... Đây là “chìa khoá” để Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trao đổi, chia sẻ hồ sơ dữ liệu gổc của công dân với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan nhà nước khác khi có nhu cầu đảm bảo tính nhất quán, chính xác, kịp thời và ừánh trùng lặp thông tin về công dân trong các cơ sở dữ liệu; cung cấp thông tin tổng họp về công dân theo yêu cầu khai thác của Chính phủ và cung cấp dịch vụ xác thực nhân thân theo nhu cầu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

8.   Các cách thức để Nhân dân biết, khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Trong dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã xây dựng các chức năng cho phép công dân được tra cứu các thông tin của mình qua cổng dịch vụ công quốc gia. Do vậy, sẽ tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn công dân cách thức thực hiện việc tự tra cứu thông tin trên cổng này.

Ngoài ra, công dân có nhu cầu khai thác thông tin thì làm văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần khai thác và đến Công an địa phương (cấp huyện, xã thuộc hệ lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính), xuất trình thẻ Căn cước công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người trước khi yêu cầu tra cứu, xác minh thông tin của mình.

III. DỰ ÁN SẢN XUẤT, CẤP VÀ QUẢN LÝ CCCD

Ngày 03/9/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1368/QĐ- TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sản xuât, câp và quản lý CCCD.

1. Thông tin chung về dự án

-       Tên dự án: Sản xuất, cấp và quản lý CCCD.

-       Cơ quan chủ quản: Bộ Công an.

-       Chủ đầu tư: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.

-       Mục tiêu của dự án: Xây dựng Cơ sở dữ liệu CCCD thống nhất trên toàn quốc, thực hiện thu nhận và quản lý dữ liệu đăng ký CCCD tự động trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin giúp lưu trữ, truy suất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về CCCD, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự; hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; góp phân phục vụ

hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD sử dụng thẻ chíp điện tử thay cho thẻ mã vạch như hiện nay.

-       Quy mô, nội dung đầu tư: Xây dựng hệ thống CCCD thống nhất trên toàn quốc, được triển khai và quản lý tập trung tại Bộ Công an, gồm:

+ Đầu tư phần cứng: Hệ nhận dạng sinh trắc học, máy chủ, máy trạm, thiết bị ngoại vi, thiết bị lưu trữ, thiết bị bảo mật;

+ Đầu tư phàn mềm: Phần mềm thương mại, phần mềm ứng dụng;

+ Dịch vụ đào tạo, triển khai thiết lập hạ tầng.

-       Đối tượng thụ hưởng của dự án: Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trên phạm vi cả nước.

-       Địa điểm đầu tư: Bộ Công an; Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

-       Thời gian thực hiện: 2020 - 2022.

Dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD sẽ được triển khai đồng bộ song song cùng dự án Cơ sở dữ liệu quốc eia về dân cư để tận dụng tối đa các hạng mục dùng chung nhàm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh trùng dẫm, lãng phí. Diêm nổi bật của dự án là sẽ thay đổi cách thức thu thập vân tay và sử dụng thẻ chíp điện tử.

2. Vị trí, vai trò của dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD đối với công tác quản lý nhà nước, phục vụ Nhân dân và ý nghĩa, vai trò trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm

Dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần cải cách hành chính phục vụ Nhân dân, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân, cụ thê:

(1)    Góp phần cải cách hành chính, phục vụ Nhân dân: Bộ Công an xây dựng hệ thống sản xuất, cấp và quản lý CCCD tập trung, thống nhất, đồng bộ, hiện đại từ Truns ươne tới Côns an các địa phương và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên các thông tin của công dân thường xuyên được thu thập, cập nhật, khai thác, chia sẻ nên khi công dân làm thủ tục đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD rất thuận tiện, công dân có thể đén bất cứ điểm tiếp dân nào của cơ quan Công an cũng có thể thực hiện việc cấp CCCD mà không nhất thiết phải về nơi đăng ký thường trú. Bộ Công an đông thời triên khai các dịch vụ công trực tuyến cấp CCCD, cấp Giấy xác nhận số CMND trực tuyến, cấp thẻ CCCD có gắn chíp điện tử... Do đó sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho công dân và tiết kiệm thời gian, cône sức, chi phí, đồng thời khi thực hiện các giao dịch khác cũng rất thuận tiện và nhanh chóng.

(2)    Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước: Việc triển khai thành công dự án sẽ tạo dựng được cơ sở dữ liệu vê thông tin của công dân trong toàn

quốc với độ chính xác cao, đầy đủ và khả năng truy nguyên đồng nhất mỗi công dân được cấp 01 số thẻ CCCD cũng là số định danh cá nhân; trên thẻ CCCD được gắn chíp điện để lưu trữ thông tin cá nhân của công dân để các Bộ, ngành đơn vị có thê khai thác thông tin và ghi thông tin trên chíp phục vụ quản lý nhà nước.

(3)    Hiệu quả về kinh tế và xã hội:

Việc triển khai thành công dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD sẽ mang lại hiệu quả vê kinh tế, xã hội rõ rệt. Công dân được đảm bảo quyền lợi về CCCD phục vụ giao dịch cá nhân nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại; cơ quan nhà nước sẽ được hưởng những dịch vụ công tốt nhất, được kết nối khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý của mình nhanh chóng, chính xác độ tin cậy cao; các giao dịch của người dân rất thuận tiện (sử dụng chíp điện tử dư liệu dân cư liên thông các Bộ, ngành) dân tiên tới các giao dịch trong Chính phủ điện tử, nền kinh tế số hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong phát triên các hoạt động kinh tê, xã hội; minh bạch hóa các thủ tục hành chính rút ngắn thời gian trả kết quả của các dịch vụ hành chính công.

(4)    Nâng cao hiệu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng CAND.

Qua triển khai dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD, thông tin của người dân từ đủ 14 tuôi trở lên sẽ được thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu CCCD và trao đổi với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thống nhất, quản lý. Thông tin có độ chính xác cao, có ảnh chân dung, vân tay lăn và các thông tin cơ bản của công dân do vậy phục vụ rất đắc lực cho công tác đấu tranh phòng, chổng tội phạm, truy nguyên các thông tin như truy tìm tung tích nạn nhân, mất tích, chết không rõ nguyên nhân, nhận diện khuôn mặt, đối sánh vân tay, quản lý danh sách đối tượng theo quy định; phục vụ cơ quan điều tra thực thi các hoạt động điều tra, truy xét theo quy định một cách nhanh chóng, chính xác.

Hệ thống được thiết kế mở có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thông khác của ngành Cône an như Cơ sở dữ liệu về tội phạm, nhận diện khuôn măt hộ chiếu truy nã, truy tim... và tạo thành mọt cơ sơ dư hẹu hen thong, thông nhất, đay đu của Bộ" Công an góp phần xây dựng các chương trình kê hoach đe Bộ Côns an ra được các quyệt nghị về tác chiến, đâu tranh phòng, chểne tội phạm, tỗ chức các đợt c-ao điêm tân công trân áp tội phạm, truy nã, truy tìm, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng CAND...

3 Tiến độ, thòi gian hoàn thành các hạng mục chính của dự án

(1) Tháng 11/2020, triển khai thu nhận, cấp CCCD gắn chíp điện tử, thu nhận vẳn. tay lăn của công dân trên toàn quôc.

(2) Tháng 12/ 2020 Bộ Công an sản xuất cấp thẻ CCCD có gắn chíp điện tử trên toàn quốc.

( 3) Ngày 26/02/2021, tổ chức Lề bấm nút, công bố Hệ thông sản xuât, cấp và quản ly CCCD và CSDL quốc gia về dân cư.

(4)    Tháng 6/2021, Bộ Công an tổ chức Hội nghị Tổng kết Dự án và thực hiện các thủ tục quyết toán dự án theo quy định.

4.   Việc thu nhận vân tay lăn thay cho vân tay phẳng

Việc thực hiện thu nhận vân tay lăn có những ưu điểm, nhược điểm sau:

-       Ưu điểm: Có thể thu nhận được vùng vân tay rộng hon kết nối với tàng thư thủ công giúp cho việc truy nguyên hiệu quả hon vân tay phang (khi lăn đầy đủ ngón tay).

-       Nhược điểm: Công tác thu nhận hồ sơ khi thu nhận vân tay lăn phức tạp hon vân tay phẳng; đầu tư lớn hơn; cán bộ cần có kinh nghiệm, chuyên môn đế có thể đảm bảo năng suất thu nhận, cấp CCCD; tốc độ, công suất tiếp nhận hồ sơ ở địa phương chậm; tăng chi phí đầu tư; cần phải đầu tư nhiều thời gian đào tạo nhân lực và nguôn nhân lực cũng phải có chuyên môn cao. Cân hình thành một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp lây vân tay. Do vân tay lăn được thu nhận băng phương pháp lăn ngón tay trên mặt phang của thiết bị nên ngón tay dễ bị trượt, dẫn đến các vân bị chồng nhau, tạo ra các khoảng đen vân tay.

5.   Việc thực hiện song hành và tiết kiệm khi thực hiện với dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Cơ sở dữ liệu CCCD và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư độc lập nhau về cơ sở pháp lý; đối tượng sử dụng, đối tượng phục vụ và mục tiêu dự án là khác nhau nhưng được lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo vê việc xây dựng hệ thônệ CCCD thống nhất thành một hệ thống với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia ve dân cư. Do đó, dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD sử dụng chung với dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư về nhiều hạng mục đầu tư đe nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí như: Dùng chung đường truyên; thiêt bị tường lửa, định tuyến cấp Trung ương tại Hà Nội và trung tâm dự phòng tại Tp. HCM; dùng chuns máy trạm tại địa phương; đôi với 16 địa phương đã triên khai câp CCCD thì sử dụng hạ tầng, máy móc, thiết bị sẵn có...

6.   Tính ưu việt của thẻ CCCD có gắn chíp

Thẻ CCCD có gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích họp nhiều ứng dụng đi kèm như: ửng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần...có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân. Đáng chú ý, khi thẻ CCCD găn chíp điện tử có tích họp đầy đủ các thông tin, lúc đó người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ mà chỉ cần dùng thẻ CCCD có gắn chíp thì sẽ thực hiện được các giao dịch. Ngoài ra, việc tích họp chíp trên CCCD đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin trên thẻ sau khi phát hành bởi cơ quan công an. Dữ liệu trên chíp có thể truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chíp, giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay lập tức, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính.

Thẻ CCCD gắn chíp cũng là xu thế nhiều nước trên thế giới áp dụng vì tính tiện dụng, cũng như tạo sự thuận lợi cho công dân khi thực hiện các giao dịch dịch vụ trực tuyên. Hiện nay, đã có tổng số 70 nước sử dụng thẻ CCCD có găn chíp, ữong đó các nước ứng dụng điển hình như: Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Philipin, Brunei, Ấn Độ, Isarel, Pakistan, UAE, Bangladesh, Tây Ban Nha, Estonia, Cộng hoà Séc, Y, Hungary, Lithuania, Ba Lan, Latvia, Thuỵ Điên, Bô Đào Nha, Mexico, Peru, Brazil, Guatemala, Urugoay, Nigeria, Malawi, Ghana, Cameroon.

7.   Phương án bảo mật thông tin cá nhân khi sử dụng thẻ CCCD gắn chíp; khả năng định vị được người sử dụng của loại chíp gắn trên CCCD

Chíp sử dụng trên thẻ CCCD tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, ừên chíp có thực hiện ký số do vậy khó có thể làm giả, đảm bảo độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch.

Chíp có khả năng lưu trữ thông tin sinh ừắc học (như dấu vân tay) cho phép xác thực đảm bảo chính xác con người. Qua đó, thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, đảm bảo an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chinh.

Khi đề xuất sử dụng thẻ CCCD có gắn chíp điện tử, Bộ Công an đã xây dựng phương án đảm bảo tính bảo mật thông tin được lưu trữ ừên chíp; phương án này được các đơn vị chuyên môn đánh giá, nghiệm thu đảm bảo bảo mật trước khi đưa vào phát hành sử dụng rộng rãi trong xã hồi.

8.   Việc đảm bảo quyền tự do cá nhân cho công dân khi sử dung thẻ CCCD gắn chíp điện tử

Việc gắn chip điện tử trên thẻ CCCD với mục đích là thuận tiện trong các giao dịch hành chính của công dân cũng như phục vụ công tác quản lý nhà nước; nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, hướng tới nền Chính phủ số, chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ điện tử, đây là xu hướng tất yếu trong việc phát triển xã hội hiện nay.

Chíp được gắn trên thẻ CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân ừên thẻ CCCD với mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số; chíp gắn trên thẻ CCCD không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị ữí của công dân. Việc tích họp, sử dụng thông tin ữên chíp tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.

9.   Các trường họp cần thiết phải cấp, đổi, cấp lại CCCD; các trường họp không cần thiết cấp, đổi, cấp lại CCCD

Ngày 03/9/2020, Dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và đang thực hiện các công việc phục vụ cho việc cấp thẻ CCCD có gắn chíp điện tử trên phạm vi toàn quốc, dự kiến từ tháng 11/2020. Để tránh lãng phí, góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước, giảm phiền hà cho công dân khi chuyển từ CMND và thẻ CCCD đang cấp hiện nay sang thẻ CCCD gắn chíp trên phạm vi toàn quốc, trong thời gian này, người dân nếu chưa cần thiết phải cấp, đổi, cấp lại CMND, CCCD thi hãy tạm dừng lại để chờ cấp CCCD có gắn chíp; đối với những trường họp thực sự cần thiết thi thực hiện cấp, đổi CMND, CCCD, cụ thể:

-       Những trường hợp cần thiết phải cấp, đổi CMND, CCCD: Là những trường họp công dân chưa được cấp CMND, CCCD hoặc đã được cấp nhưng bị hỏng, mất, hết thời hạn mà phải thực hiện các giao dịch buộc phải có CMND, CCCD.

-       Các trường họp chưa cần thiết: Công dân đã được cấp CMND 9 số, CMND 12 số, thẻ CCCD còn nguyên vẹn và còn thòi hạn sử dụng.

10.   về việc đổi thẻ CCCD gắn chíp điện tử

Theo quy định của Luật CCCD và pháp luật hiện hành, công dân vẫn được sử dụng 03 loại thẻ (CMND 9 số, CMND 12 số và CCCD mã vạch) đến khi thẻ hết giá trị sử dụng.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong thực hiện các giao dịch, cải cách hành chính hướng tới thực hiện Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Bộ Công an khuyến khích công dân thực hiện đôi sang sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử khi dự án Sản xuât, câp và quản lý CCCD được triển khai.

 

Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son