Tổng số lượt xem trang

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Nghiên cứu thẻ tích hợp dữ liệu BHXH, y tế, dân cư

 Ngày 17/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã có cuộc làm việc với bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc Gia Ngân hàng Thế giới tại VN về hợp tác trong lĩnh vực việc làm, an sinh xã hội.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Nghiên cứu thẻ tích hợp dữ liệu BHXH, y tế, dân cư - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Cuộc làm việc giữa Bộ LĐ-TB&XH và đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (Ảnh: Mạnh Dũng).

Mô hình tích hợp thẻ an sinh

Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã cảm ơn sự giúp đỡ và những nhận định có giá trị của bà Carolyn Turk về lĩnh vực an sinh xã hội, giảm khoảng cách giữa lực lượng chính thức và phi chính thức tại Việt Nam suốt thời gian qua. 

Cung cấp thêm thông tin, Bộ trưởng khẳng định Chính phủ Việt Nam rất chú trọng phát triển chính sách an sinh xã hội bên cạnh việc phát triển kinh tế. 

"Về an sinh xã hội, Việt Nam có khoảng 20% dân số được hưởng "lưới" an sinh xã hội tương đối đồng bộ. Chính phủ đang hướng tới an sinh xã hội toàn dân, xây dựng lưới an sinh để đảm bảo mọi người dân khi về già được thụ hưởng" - Bộ trưởng cung cấp thông tin.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Nghiên cứu thẻ tích hợp dữ liệu BHXH, y tế, dân cư - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (Ảnh: Mạnh Dũng).

Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/7) với nhiều điểm mới có lợi cho người thụ hưởng. Đồng thời, Bộ cũng tham mưu với Chính phủ nâng mức hưởng của 10 triệu người có công với cách mạng từ ngày 1/7, chủ trương hỗ trợ người nghèo không có khả năng thoát nghèo bằng cách chuyển sang chế độ nhận hỗ trợ theo diện bảo trợ xã hội. 

Bày tỏ quan điểm về mục tiêu bao phủ BHXH, Bộ trưởng cho biết: "Chính phủ đặt quyết tâm có 62 % người lao động tham gia BHXH tới năm 2030 với những căn cứ rất thực tế".

Theo đó vẫn còn một "khoảng trống" lớn tồn tại trong triển khai bao phủ chính sách BHXH. Cả nước còn tới 300.000 doanh nghiệp đang trốn đóng, chậm đóng và nợ đóng BHXH, tương ứng với 3 triệu người lao động chưa được thực hiện quyền lợi BHXH.

Mặt khác, Luật BHXH mới quy định người lao động ký hợp đồng lao động từ một tháng phải tham gia BHXH. Chưa kể công tác phát triển BHXH tự nguyện thời gian qua có nhiều kết quả tốt. 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Nghiên cứu thẻ tích hợp dữ liệu BHXH, y tế, dân cư - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Bên cạnh việc thống nhất thông tin giữa cơ quan thuế và BHXH trong thời gian tới, quá trình sửa Luật BHXH hướng tới các chính sách mới sẽ thu hút thêm người lao động tham gia, như: Giảm thời gian đóng BHXH, mức đóng thấp hơn và có thể bổ sung thêm "tầng" chính sách an sinh xã hội. Bên cạnh đó tập trung sâu hơn vào chính sách phát triển BHXH tự nguyện.

"Nếu chúng ta thực hiện tốt những vấn đề nêu trên, tỷ lệ tham gia BHXH sẽ đạt mục tiêu đề ra" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

Về chính sách bảo trợ xã hội, Bộ trưởng cho biết Việt Nam đang cần một hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư và bảo hiểm xã hội, tiến tới mỗi người dân chỉ cần có một chiếc thẻ tích hợp nhiều yếu tố y tế, dân cư, BHXH.

Trên cơ sở đó, về lâu dài, Bộ trưởng mong muốn WB cùng đồng hành trong việc xây dựng một loại thẻ dành cho người dân với tính năng tích hợp các thông tin trên. Còn trong giai đoạn 2021-2022, WB có thể nghiên cứu hỗ trợ dự án kỹ thuật về chuyển đổi số trong lĩnh vực an sinh xã hội.

Hỗ trợ việc sửa Luật BHXH

Phát biểu tại cuộc gặp, bà Carolyn Turk cũng ghi nhận và đánh giá cao những điều hành có hiệu quả của Chính phủ nói chung và Bộ LĐ-TB&XH nói riêng trong những năm gần đây 

Đặc biệt là việc Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Lao động năm 2019, qua đó tạo bước tiến lớn về chính sách lao động việc làm, an sinh xã hội. 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Nghiên cứu thẻ tích hợp dữ liệu BHXH, y tế, dân cư - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc Gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (Ảnh: Mạnh Dũng).

"Thời gian qua, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành NĐ 20/2021/NĐ-CP về trợ giúp xã hội với nhiều điểm mới và tác động tới nhiều triệu người dân. Một trong những nội dung quan trọng là nâng mức hỗ trợ cho người cao tuổi và thanh toán điện tử không dùng tiền mặt để chi trả trợ cấp xã hội. Đây bước tiến hiện đại hóa hệ thống an sinh xã hội…" - bà Carolyn Turk đánh giá.

Theo bà Carolyn Turk, nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng cao. Để ứng phó với nhịp tăng trưởng này, hệ thống an sinh xã hội cần được thường xuyên hiện đại hóa để phù hợp.

Tại cuộc gặp, đại diện WB tại Việt Nam cũng khẳng định cam kết hợp tác với Bộ LĐ-TB&XH nhằm hỗ trợ kỹ thuật trong việc cải cách hệ thống hưu trí.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Nghiên cứu thẻ tích hợp dữ liệu BHXH, y tế, dân cư - 5

Nhấn để phóng to ảnh

WB cam kết hỗ trợ cung cấp thông tin và kỹ thuật trong quá trình sửa Luật BHXH (Ảnh: Mạnh Dũng).

Theo bà Carolyn Turk, để đạt được mục tiêu bao phủ BHXH hơn 60% người lao động trong năm 2030 rất một thách thức lớn. Đồng thời, WB sẽ hợp tác hỗ trợ Việt Nam để có thể đạt được mục tiêu này.

Đại diện WB tại Việt Nam cũng lưu ý sự phát triển và vận hành hệ thống bảo trợ xã hội đòi hỏi việc đẩy mạnh việc chi trả điện tử không dùng tiền mặt và hệ thống số hóa.

"WB sẵn sàng hỗ trợ Bộ về các phương án và công nghệ để thực hiện nhiệm vụ này. Không đơn giản là mua một hệ thống CNTT để lắp đặt mà là việc vận hành, khai thác hệ thống này có hiệu quả…" - bà Carolyn Turk cho biết. 

Liên quan tới bảo trợ xã hội, đại diện WB tại Việt Nam đánh giá cao việc Bộ đã thí điểm phương thức chi trả điện tử về bảo trợ xã hội không dùng tiền mặt ở hơn 40 địa phương và điều này cần mở rộng trong thời gian tới trên cơ sở hợp tác với khu vực tư nhân. 

Bà Carolyn Turk nhận định: "Trong thời gian tới, WB sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp thông tin và kỹ thuật trong quá trình sửa đổi Luật BHXH năm 2014, WB sẽ giúp Bộ xây dựng những kịch bản về BHXH tới năm 2050, qua đó giúp các bên có cách nhìn rõ ràng hơn". 

Đại diện WB tại Việt Nam cũng bày tỏ sự quan tâm trong việc hợp tác nhằm cải cách và đổi mới hệ thống hưu trí, xây dựng hệ thống thanh toán điện tử và số hóa không tiền mặt trong chi trả bảo trợ xã hội cũng như hệ thống số hóa trong giáo dục nghề nghiệp…

Hoàng Mạnh

Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son