Tổng số lượt xem trang

“Công an đánh dân”: Chiêu trò hèn hạ mà rất quen

 Mới đây, sự việc tài xế ngang ngược côn đồ, đánh người gây thương tích xảy ra ở ngã tư Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi (Hà Nội) đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Không thể tưởng tượng được, ngay giữa thủ đô mà có những kẻ vô pháp, vô thiên, coi thường pháp luật như vậy. Tất nhiên, danh tính của đối tượng này cũng là câu hỏi rất lớn được dư luận quan tâm. Và không ngoài dự đoán, lợi dụng sự quan tâm này ngay lập tức xuất hiện thuyết âm mưu, “công an đánh dân”.

Trong sự việc trên, ngoài những thông tin theo kiểu suy diễn ám chỉ, “con cháu đồng chí nào”, thì nhiều diễn đàn trên mạng xã hội còn dám khẳng định chắc nịch cũng chỉ đích danh người trong clip là công an Quận Thanh Xuân – Vũ Ngọc Long, có con là Vũ Ngọc Ly. Sự việc chưa bị đưa ra xét xử là do công an đang tìm cách bao che là do có người trong ngành đỡ đầu. Kinh hãi quá! Thế nhưng, khi đưa ảnh Thượng úy Vũ Ngọc Long lên so với thanh niên trong clip, thì là 2 người hoàn toàn khác nhau. Có chăng giống nhau là cùng tên Vũ Ngọc Long.

Được biết, Thượng úy Vũ Ngọc Long hiện vẫn đang công tác tại đơn vị CSCĐ đóng trên địa bàn huyện Đông Anh và không công tác tại Công an Q.Thanh Xuân như mạng xã hội đang lan truyền. Và chính Thượng úy Long đã lên mạng khẳng định mình không liên quan đến vụ việc này. Còn đối tượng hành hung người trong clip, đã bị công an bắt giữ khi đang ở Lào Cai, hiện đang bị công an Hà Nội đang tạm giữ để điều tra. Ấy vậy mà, cũng có rất nhiều người rơi vào cái bánh vẽ ấy?!

Sự việc đã được rõ ràng, sáng tỏ, đồng nghĩa với việc những tin đồn, đơm đặt với thuyết âm mưu “công an đánh người” ở trên là hoàn toàn sai sự thật. Thế nhưng, nào có một lời xin lỗi, đính chính từ các đối tượng tung tin giả thất thiệt, gây ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của Thượng úy Vũ Ngọc Long những ngày qua. Bởi đó là âm mưu chống phá quen thuộc của những kẻ “ném đá giấu tay” này. Và không phải ở sự việc ngày hôm nay, lực lượng công an mới bị gán cho cái mác “công an đánh dân”.

Như mới tháng 9/2019, cư dân mạng xôn xao clip với tiêu đề “công an đánh dân ở Quận 8, TPHCM”. Tuy nhiên sau đó mới vỡ lẽ, bản chất sự việc là do một người phụ nữ đang nhậu cùng chồng (mới đi tù về) khi thấy công an phường tưởng xuống bắt chồng mình nên lao ra ẩu đả, đánh đập lực lượng thi hành công vụ. Hay hồi tháng 08/2020, mạng xã hội cũng rầm rộ một clip có nội dung cho rằng, “Công an TX.Buôn Hồ (Đắk Lắk) rượt đuổi, dùng gậy đánh người dân”. Rất nhiều bình luận tiêu cực quy chụp chửi rủa công an, thậm chí các trang mạng thù địch còn lợi dụng nó để công kích, xuyên tạc vu vạ “đây là thành quả của chế độ”. Tuy nhiên, sau khi nhận phản hồi chính thức từ Công an TX.Buôn Hồ rằng, đây là việc truy bắt đối tượng nghiện ma túy có hành vi trộm cắp cùng gia đình đã gây rối, chống đối người thi hành công vụ, thì tất cả mới tẽn tò, vội xóa nhanh tin bài đăng từ trước mà không có một lời thanh minh nào.

Rõ ràng, từ các sự việc trên, ta thấy được sự ma mãnh, thâm độc của các đối tượng, lợi dụng sự quan tâm đặc biệt của người dân đối với lực lượng thi hành công vụ. Đánh trúng vào tâm lý người dân, “còn gì bức xúc hơn khi lực lượng bảo vệ dân lại đánh dân”. Để dựng lên những câu chuyện kịch tích, những thuyết âm mưu đen tối nhằm bôi nhọ uy tín của lực lượng, chia rẽ lòng tin của người dân đối với công an.

Mặc dù, các sự viêc trên đã được công khai rõ ràng, thế nhưng mỗi khi có bất cứ sự việc nóng các đối tượng lại tiếp tục tung ra các âm mưu với thủ đoạn xuyên tạc quen thuộc “công an đánh dân”. Chúng sử dụng chiêu bài “mưa dầm thấm lâu” để làm lung lạc lòng tin của người dân. Đây là thủ đoạn vô cùng nham hiểm, vì vậy mỗi người dân phải tự nâng cao cảnh giác, trang bị cho mình kiến thức khi tiếp nhận thông tin trên mạng. Tránh trường hợp mất niềm tin vào người bảo vệ cho mình, đến khi cần thì không biết gọi đến ai!

Thu An

Bài tiếp theo
« Prev Post
Bài trước
Next Post »

Nghi son